Lãi suất không kỳ hạn là gì? Lãi suất không kỳ hạn của ngân hàng nào là cao nhất hiện nay?

Cho tôi hỏi, lãi suất không kỳ hạn là gì? Lãi suất không kỳ hạn của ngân hàng nào là cao nhất hiện nay? Câu hỏi của chị Trâm Anh đến từ tỉnh Quảng Ninh

Lãi suất không kỳ hạn là gì?

Lãi suất không kỳ hạn hay còn gọi là lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là mức lãi suất mà ngân hàng dành cho các cá nhân, tổ chức gửi tiền vào ngân hàng mà không xác định kỳ hạn rút tiền hoặc có kỳ hạn dưới 01 tháng.

Đối với hình thức gửi tiết kiệm này, người gửi tiền có thể rút tiền bất cứ lúc nào tại ngân hàng mà không cần báo trước. Do đó mức lãi suất không kỳ hạn sẽ thấp hơn so với các hình thức gửi tiết kiệm khác.

Mức lãi suất không kỳ hạn do ngân hàng tự do ấn định nhưng không được vượt quá mức mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra.

Hiện nay, theo Quyết định 1812/QĐ-NHNN năm 2022 mức lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng là 1,0%/năm.

lai-suat

Lãi suất không kỳ hạn là gì? (Hình từ Internet)

Lãi suất không kỳ hạn của ngân hàng nào là cao nhất hiện nay?

Hiện nay, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường cũng đang niêm yết lãi suất không kỳ hạn ở mức chạm trần 1,0%/năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước như: SCB, NCB, SeABank, Kienlongbank, SHB, ACB, NamABank, BacABank, MSB…

Mặc dù lãi suất huy động đối với tiền gửi không kỳ hạn chạm trần, song để được nhận mức 1,0%/năm, khách hàng phải đảm bảo một số điều kiện về lượng tiền gửi tối thiểu tại ngân hàng.

Trong nhóm có tiền gửi không kỳ hạn từ 0,5-0,99%/năm có Sacombank, MB, OceanBank, Agribank, BaoVietBank, OCB, DongABank.

Các ngân hàng niêm yết mức lãi suất 0,2%/năm gồm: VIB, Eximbank, Saigonbank, PVCombank, , ABBank.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà băng có lãi suất tiền gửi không kỳ hạn ở mức thấp nhất 0,1%/năm như: BIDV, Vietcombank, VietinBank; HDBank.

Lưu ý rằng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng theo những thông tin cung cấp trên đây luôn được các ngân hàng điều chỉnh thay đổi.

Những nội dung trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, để nắm được chính xác thông tin về lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng, bạn đọc nên liên hệ đến ngân hàng để cập nhật thông tin.

Áp dụng lãi suất không kỳ hạn vượt mức niêm yết, tổ chức tín dụng có bị xử phạt?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về lãi suất huy động vốn, phí cung ứng dịch vụ, kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không niêm yết công khai lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ theo quy định;
b) Niêm yết lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho khách hàng;
c) Thu các loại phí cung ứng dịch vụ không đúng quy định pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14, điểm m khoản 4 Điều 23 Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi áp dụng lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ cao hơn mức đã niêm yết.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về lãi suất huy động vốn; kinh doanh, cung ứng sản phẩm phái sinh về lãi suất, tiền tệ, giá cả hàng hóa và tài sản tài chính khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm mức phí cung ứng dịch vụ quy định tại Điều này;
b) Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát; không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP có quy định:

Hình thức xử phạt, mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với tổ chức vi phạm là 2.000.000.000 đồng và đối với cá nhân vi phạm là 1.000.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân;
c) Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm của cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô bằng 10% mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này; mức phạt tiền đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, đơn vị phụ thuộc của các tổ chức này bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân là người làm việc tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
d) Thẩm quyền phạt tiền của từng chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với cá nhân.

Điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 88/2019/NĐ-CP có quy định:

Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:
a) Tổ chức tín dụng; đơn vị phụ thuộc của tổ chức tín dụng (chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài); chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng;
...

Như vậy, theo quy định trên, trường hợp tổ chức tín dụng có hành vi áp dụng lãi suất huy động vốn trong đó có lãi suất không kỳ hạn cao hơn mức đã niêm yết thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.

Ngoài ra, tổ chức tín dụng có hành vi vi phạm còn bị buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được.

Trân trọng!

Lãi suất không kỳ hạn
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Lãi suất không kỳ hạn
Hỏi đáp Pháp luật
Lãi suất không kỳ hạn là gì? Lãi suất không kỳ hạn của ngân hàng nào là cao nhất hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Lãi suất không kỳ hạn
Lê Gia Điền
21,230 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Lãi suất không kỳ hạn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào