Thành viên hợp danh có được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân? Thành viên hợp danh có quyền gì trong hoạt động quản lý doanh nghiệp?
Thành viên hợp danh có được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
3. Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Như vậy, theo quy định trên, thành viên hợp danh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân.
Thành viên hợp danh có được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân? (Hình từ Internet)
Thành viên hợp danh có những quyền gì trong hoạt động quản lý doanh nghiệp?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2020, trong hoạt động quản lý doanh nghiệp thành viên hợp danh của công ty hợp danh có các quyền như sau:
- Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;
- Nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;
- Sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;
- Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của thành viên đó;
- Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết;
- Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;
- Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
- Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
Ngoài các quyền trên thành viên hợp danh còn có các quyền khác theo quy định của Điều lệ công ty nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Tư cách thành viên hợp danh bị chấm dứt khi nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách trong trường hợp sau:
- Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;
- Chết, mất tích, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Bị khai trừ khỏi công ty;
- Chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
Trường hợp nào thành viên hợp danh bị khai trừ?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
...
3. Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong trường hợp sau đây:
a) Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;
b) Vi phạm quy định tại Điều 180 của Luật này;
c) Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và thành viên khác;
d) Không thực hiện đúng nghĩa vụ của thành viên hợp danh.
...
Như vậy, theo quy định trên, thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong trường hợp sau:
- Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;
- Vi phạm quy định về hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh;
- Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và thành viên khác;
- Không thực hiện đúng nghĩa vụ của thành viên hợp danh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?