Đối tượng nào được xem xét tiếp nhận làm công chức Viện Kiểm sát không qua thi tuyển, xét tuyển?

Những đối tượng nào được xem xét tiếp nhận làm công chức Viện Kiểm sát không qua thi tuyển, xét tuyển? Câu hỏi của anh Tiến (Hà Nội)

Đối tượng nào được xem xét tiếp nhận làm công chức Viện Kiểm sát không qua thi tuyển, xét tuyển?

Tại khoản 1 Điều 21 Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 có quy định về đối tượng được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển, xét tuyển như sau:

Đối tượng được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển, xét tuyển
1. Căn cứ điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển công chức tại Điều 7 Quy chế này, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển, xét tuyển vào làm công chức đối với các trường hợp sau:
a) Có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn), gồm:
a1) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;
a2) Cán bộ, công chức cấp xã;
a3) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;
a4) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý từ cấp phòng trở lên trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;
b) Người đã từng là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.
с) Người tốt nghiệp đại học hệ chính quy đỗ thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trong nước; người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, loại xuất sắc ở nước ngoài theo chính sách thu hút nhân tài của Nhà nước.
.........

Như vậy, những đối tượng được xem xét tiếp nhận làm công chức Viện Kiểm sát không qua thi tuyển, xét tuyển bao gồm:

- Người có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

- Người đã từng là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.

- Người tốt nghiệp đại học hệ chính quy đỗ thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trong nước; người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, loại xuất sắc ở nước ngoài theo chính sách thu hút nhân tài của Nhà nước.

Đối tượng được xem xét tiếp nhận làm công chức Viện Kiểm sát không qua thi tuyển, xét tuyển?

Đối tượng được xem xét tiếp nhận làm công chức Viện Kiểm sát không qua thi tuyển, xét tuyển? (Hình từ Internet)

Hồ sơ của người được đề nghị làm công chức Viện Kiểm sát không qua thi tuyển, xét tuyển gồm các tài liệu gì?

Tại khoản 2 Điều 21 Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 có quy định về đối tượng được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển, xét tuyển như sau:

Đối tượng được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển, xét tuyển
......
2. Hồ sơ của người được đề nghị:
a) Đối với trường hợp được tiếp nhận vào làm công chức, hồ sơ gồm có:
- Bản sơ yếu lý lịch theo mẫu do Bộ Nội vụ ban hành có xác nhận của cơ quan người đó công tác trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 03 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ;
- Kết luận về tiêu chuẩn chính trị của cơ quan có thẩm quyền
Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị tiếp nhận về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác và các hình thức khen thưởng đã đạt được, có nhận xét và xác nhận của người đứng đầu cơ quan người đó công tác.
b) Đối với trường hợp được tiếp nhận, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp phòng trở lên thì hồ sơ thực hiện theo quy định của Đảng, Nhà nước và của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
.....

Như vậy, hồ sơ của người được đề nghị làm công chức Viện Kiểm sát không qua thi tuyển, xét tuyển gồm:

- Bản sơ yếu lý lịch theo mẫu do Bộ Nội vụ ban hành có xác nhận của cơ quan người đó công tác trong thời hạn 30 ngày, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển;

- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 03 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ;

- Kết luận về tiêu chuẩn chính trị của cơ quan có thẩm quyền;

Hội đồng kiểm tra, sát hạch người được đề nghị làm công chức Viện Kiểm sát không qua thi tuyển, xét tuyển gồm những ai?

Tại khoản 3 Điều 21 Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 có quy định như sau:

Đối tượng được xem xét tiếp nhận không qua thi tuyển, xét tuyển
......
3. Quy trình xem xét tiếp nhận công chức:
a) Khi tiếp nhận vào công chức đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch. Hội đồng kiểm tra, sát hạch có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
a1) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức;
a2) Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan quản lý công chức;
а3) Một Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là công chức của bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan quản lý công chức;
a4) Các Ủy viên khác là đại diện một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến vị trí tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định.
b) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra, sát hạch:
b1) Kiểm tra các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị tiếp nhận theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
b2) Sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của người được đề nghị tiếp nhận. Hình thức và nội dung sát hạch do Hội đồng kiểm tra, sát hạch căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định trước khi tổ chức sát hạch; không cử làm thành viên Hội đồng kiểm sát kiểm tra sát hạch người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của vợ (chồng), vợ hoặc chồng của người dự tuyển; con đẻ hoặc con nuôi của người dự tuyển; người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật.
b3) Hội đồng kiểm tra, sát hạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Trường hợp ý kiến ngang nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng kiểm tra, sát hạch. Hội đồng kiểm tra, sát hạch tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
c) Khi tiếp nhận vào công chức đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao không phải thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch.

Như vậy, Hội đồng kiểm tra, sát hạch người được đề nghị làm công chức Viện Kiểm sát không qua thi tuyển, xét tuyển gồm:

- Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức;

- Phó Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan quản lý công chức;

- Một Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là công chức của bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan quản lý công chức;

- Các Ủy viên khác là đại diện một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến vị trí tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan quản lý công chức quyết định.

Trân trọng!

Thi tuyển công chức
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thi tuyển công chức
Hỏi đáp Pháp luật
Thi tuyển công chức bao lâu có kết quả theo Nghị định 116/2024/NĐ-CP?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách ghi phiếu đăng ký thi tuyển công chức 2024 theo Nghị định 116?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện thi tuyển công chức 2024 là gì? Điều kiện trúng tuyển công chức 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 116/2024/NĐ-CP: Sửa đổi nội dung thi tuyển công chức từ 17/9/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thi công chức có được cộng điểm ưu tiên khi có ba là thương binh đã mất không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thí sinh thi tuyển công chức vi phạm lỗi gì thì bị hủy kết quả thi?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển thi công chức mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi tiết chỉ tiêu thi tuyển công chức Tổng cục thuế và 62 Cục Thuế tỉnh, thành phố năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ thi công chức Tổng cục thuế năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thi tuyển công chức
658 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thi tuyển công chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thi tuyển công chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào