Trong xử phạt vi phạm hành chính, những hành vi nào được coi là cản trở hoạt động hợp pháp trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam?
- Hành vi cản trở hoạt động hợp pháp trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam là những hành vi nào?
- Hành vi gây cản trở cho hoạt động thăm dò dầu khí trên vùng biển Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Mức phạt tiền với hành vi vi phạm hành chính về cản trở hoạt động giao thông hàng hải trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam?
Hành vi cản trở hoạt động hợp pháp trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam là những hành vi nào?
Điều 8 Thông tư 105/2022/TT-BQP quy định các hành vi được xem là cản trở hoạt động hợp pháp trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam như sau:
Hành vi gây cản trở quy định tại Điều 12 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP
Là hành động hoặc không hành động của cá nhân, tổ chức hoạt động trên biển làm cho các phương tiện giao thông trên biển phải thay đổi tốc độ, thay đổi hướng đi; tàu, thuyền đánh cá phải thay đổi quy trình thu, thả, dắt lưới; tàu thăm dò địa chấn phải thay đổi lộ trình; tàu tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và các loại tài nguyên thiên nhiên khác thay đổi lộ trình theo kế hoạch; làm cho các hoạt động hợp pháp khác trên biển tiến hành không được bình thường.
Theo quy định nêu trên, hành vi cản trở hoạt động hợp pháp trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam là những hành động hoặc không hành động của cá nhân, tổ chức hoạt động trên biển làm cho:
- Các phương tiện giao thông trên biển phải thay đổi tốc độ, thay đổi hướng đi;
- Tàu, thuyền đánh cá phải thay đổi quy trình thu, thả, dắt lưới; tàu thăm dò địa chấn phải thay đổi lộ trình;
- Tàu tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và các loại tài nguyên thiên nhiên khác thay đổi lộ trình theo kế hoạch;
- Làm cho các hoạt động hợp pháp khác trên biển tiến hành không được bình thường.
Trong xử phạt vi phạm hành chính, những hành vi nào được coi là cản trở hoạt động hợp pháp trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam? (Hình từ Internet)
Hành vi gây cản trở cho hoạt động thăm dò dầu khí trên vùng biển Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Khoản 2 Điều 12 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền với hành vi gây cản trở cho hoạt động thăm dò dầu khí trên vùng biển Việt Nam như sau:
Vi phạm quy định về đảm bảo các hoạt động hợp pháp trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây cản trở hoạt động giao thông hàng hải, hoạt động đánh bắt, nuôi trồng hải sản và các hoạt động hợp pháp khác trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trừ quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi gây cản trở cho hoạt động hợp pháp tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và các loại tài nguyên khác trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người, tàu thuyền nước ngoài vi phạm rời khỏi vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 3 Nghị định 162/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và nguyên tắc xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định trên, mức phạt tiền với hành vi gây cản trở cho hoạt động thăm dò dầu khí trên vùng biển Việt Nam là:
- Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng với cá nhân vi phạm.
- Phạt tiền từ 1.600.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng với tổ chức vi phạm.
Mức phạt tiền với hành vi vi phạm hành chính về cản trở hoạt động giao thông hàng hải trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam?
Khoản 1 Điều 12 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền với hành vi cản trở hoạt động giao thông hàng hải trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam như sau:
Vi phạm quy định về đảm bảo các hoạt động hợp pháp trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây cản trở hoạt động giao thông hàng hải, hoạt động đánh bắt, nuôi trồng hải sản và các hoạt động hợp pháp khác trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trừ quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi gây cản trở cho hoạt động hợp pháp tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và các loại tài nguyên khác trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc người, tàu thuyền nước ngoài vi phạm rời khỏi vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 3 Nghị định 162/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và nguyên tắc xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định nêu trên, mức phạt tiền với hành vi vi phạm hành chính về cản trở hoạt động giao thông hàng hải trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa Việt Nam là:
- Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm.
- Từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.
Người, tàu thuyền nước ngoài vi phạm bị buộc rời khỏi vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?