Khi nào bị tước một số quyền công dân? Trong trường hợp người thi hành án tước một số quyền công dân chết thì có đình chỉ thi hành án không?

Khi nào bị tước một số quyền công dân? Trong trường hợp người thi hành án tước một số quyền công dân chết thì có đình chỉ thi hành án không?

Khi nào bị tước một số quyền công dân?

Tại Điều 44 Bộ luật Hình sự 2015 quy định đối tượng bị tước một số quyền công dân trong trường hợp như sau:

Tước một số quyền công dân
1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
a) Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Như vậy, đối tượng bị tước một số quyền công dân trong trường hợp bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định như tội khủng bố (khoản 5 Điều 299 Bộ luật Hình sự 2015).

Khi nào bị tước một số quyền công dân? Trong trường hợp người thi hành án tước một số quyền công dân chết thì có đình chỉ thi hành án không?

Khi nào bị tước một số quyền công dân? Trong trường hợp người thi hành án tước một số quyền công dân chết thì có đình chỉ thi hành án không? (Hình từ Internet)

Những quyền nào công dân sẽ bị tước khi bị tước một số quyền công dân?

Tại Điều 126 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định nội dung của tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước như sau:

Tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước
Trong thời gian bị tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước, người chấp hành án không được tham gia ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước.

Tại Điều 127 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước như sau:

Tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước
1. Trong thời gian bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước, người chấp hành án không được dự tuyển hoặc tiếp tục làm việc trong cơ quan nhà nước.
2. Trường hợp người chấp hành án đang là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước mà bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước thì cơ quan nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc thôi việc hoặc đình chỉ công tác trong thời hạn bị tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước đối với người đó.

Tại Điều 128 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân như sau:

Tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân
1. Trong thời gian bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân, người chấp hành án không được đăng ký nghĩa vụ quân sự, dự tuyển hoặc tiếp tục làm công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân, dự tuyển hoặc tiếp tục phục vụ trong Công an nhân dân.
2. Trường hợp người chấp hành án đang là quân nhân, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng trong Quân đội nhân dân hoặc đang phục vụ trong cơ quan, đơn vị Công an nhân dân mà bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân thì cơ quan, đơn vị nơi người đó làm việc phải ra quyết định hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định buộc người đó ra khỏi lực lượng vũ trang nhân dân.

Như vậy, sẽ có 3 quyền công dân sẽ bị tước khi bị tước quyền công dân gồm:

- Tước quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực nhà nước;

- Tước quyền làm việc trong cơ quan nhà nước;

- Tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Trong trường hợp người bị tước một số quyền công dân chết thì có đình chỉ thi hành án không?

Tại Điều 125 Luật Thi hành án hình sự 2019 trường hợp người thi hành án tước một số quyền công dân chết được quy định như sau:

Thủ tục thi hành án phạt tước một số quyền công dân
...
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các văn bản quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án về cư trú có trách nhiệm lập hồ sơ thi hành án phạt tước một số quyền công dân và thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú. Hồ sơ bao gồm:
a) Bản sao bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật; bản sao quyết định thi hành án phạt tù;
b) Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù;
c) Tài liệu khác có liên quan.
4. Trường hợp người chấp hành án phạt tước một số quyền công dân là người được hưởng án treo thì sau khi nhận được bản án, quyết định thi hành án do Tòa án ra quyết định thi hành án gửi, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ và thông báo cho cơ quan nơi người chấp hành án làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
5. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người bị tước một số quyền công dân về cư trú có nhiệm vụ theo dõi, giám sát việc thực hiện thi hành án phạt tước một số quyền công dân theo bản án của Tòa án; cung cấp danh sách người bị tước một số quyền công dân khi có đề nghị của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
Khi hết thời hạn chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tước một số quyền công dân. Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt có trụ sở.
6. Trường hợp người chấp hành án chết, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ thi hành án và gửi cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.

Như vậy, trong trường hợp người thi hành án tước một số quyền công dân chết thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện thì Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ thi hành án.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền công dân
Lương Thị Tâm Như
5,262 lượt xem
Quyền công dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quyền công dân
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào bị tước một số quyền công dân? Người bị tước một số quyền công dân có được tham gia nghĩa vụ quân sự không?
Hỏi đáp pháp luật
Quyền con người, quyền công dân bị hạn chế trong trường hợp nào?
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc chung về quyền con người, quyền công dân được quy định như thế nào trong Hiến pháp 2013?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc phải đi bầu cử không? Không đi bầu cử thì có bị phạt không?
Hỏi đáp pháp luật
Công dân là gì? Công dân có các quyền cơ bản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục cấp Giấy phép đưa thi hài, hài cốt, tro cốt về Việt Nam được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tước quân tịch có mất quyền công dân không?
Hỏi đáp pháp luật
Mất quyền công dân bao lâu
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên tắc chung về quyền con người, quyền công dân được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Quyền con người, quyền công dân được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyền công dân có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào