Văn phòng luật sư có chuyển thành Công ty luật được không? Thủ tục công bố nội dung đăng ký hoạt động của công ty luật chuyển đổi được thực hiện như thế nào?
- Văn phòng luật sư có chuyển thành Công ty Luật được không, nếu có thì thủ tục công bố nội dung đăng ký hoạt động của công ty luật chuyển đổi được thực hiện như thế nào?
- Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư có những nội dung chính nào?
- Có mấy cơ sở đào tạo nghề luật sư? Hồ sơ thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư?
Văn phòng luật sư có chuyển thành Công ty Luật được không, nếu có thì thủ tục công bố nội dung đăng ký hoạt động của công ty luật chuyển đổi được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 123/2013/NĐ-CP có quy định về chuyển đổi văn phòng luật sư thành công ty luật như sau:
Chuyển đổi văn phòng luật sư thành công ty luật
1. Văn phòng luật sư có thể chuyển đổi thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty luật hợp danh trên cơ sở kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ của văn phòng luật sư theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ chuyển đổi văn phòng luật sư được gửi đến Sở Tư pháp nơi công ty luật đăng ký hoạt động. Hồ sơ gồm có:
a) Giấy đề nghị chuyển đổi trong đó nêu rõ mục đích, lý do chuyển đổi và cam kết về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của văn phòng luật sư được chuyển đổi;
b) Dự thảo Điều lệ của công ty luật chuyển đổi;
c) Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư được chuyển đổi;
d) Danh sách thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu; bản sao Thẻ luật sư của luật sư chủ sở hữu hoặc các luật sư thành viên của công ty luật chuyển đổi;
đ) Bản sao giấy tờ chứng minh về trụ sở trong trường hợp có thay đổi về trụ sở.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật chuyển đổi; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Thủ tục công bố nội dung đăng ký hoạt động của công ty luật chuyển đổi được thực hiện theo quy định tại Điều 38 của Luật luật sư.
Như vậy, văn phòng luật sư có thể chuyển đổi thành công ty luật, cụ thể là:
- Chuyển đổi thành công ty luật trách nhiệm hữu hạn hoặc
- Công ty luật hợp danh.
Tại Điều 38 Luật Luật sư 2006 có quy định về thủ tục công bố nội dung đăng ký hoạt động của công ty luật chuyển đổi như sau:
- Gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi công ty luật đăng ký hoạt động. Hồ sơ gồm có:
+ Giấy đề nghị chuyển đổi trong đó nêu rõ mục đích, lý do chuyển đổi và cam kết về việc kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của văn phòng luật sư được chuyển đổi;
+ Dự thảo Điều lệ của công ty luật chuyển đổi;
+ Giấy đăng ký hoạt động của văn phòng luật sư được chuyển đổi;
+ Danh sách thành viên hoặc luật sư chủ sở hữu; bản sao Thẻ luật sư của luật sư chủ sở hữu hoặc các luật sư thành viên của công ty luật chuyển đổi;
+ Bản sao giấy tờ chứng minh về trụ sở trong trường hợp có thay đổi về trụ sở.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho công ty luật chuyển đổi; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải đăng báo hằng ngày của trung ương hoặc địa phương nơi đăng ký hoạt động hoặc báo chuyên ngành luật trong ba số liên tiếp về những nội dung chính sau đây:
+ Tên tổ chức hành nghề luật sư;
+ Địa chỉ trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh, văn phòng giao dịch;
+ Lĩnh vực hành nghề;
+ Họ, tên, địa chỉ, số Chứng chỉ hành nghề luật sư của luật sư là Trưởng văn phòng luật sư, Giám đốc công ty luật và các thành viên sáng lập khác;
+ Số Giấy đăng ký hoạt động, nơi đăng ký hoạt động, ngày, tháng, năm cấp Giấy đăng ký hoạt động.
- Trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư phải công bố những nội dung thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức như trên.
Văn phòng luật sư có chuyển thành Công ty Luật được không? Thủ tục thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư có những nội dung chính nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 123/2013/NĐ-CP có quy định về nội dung giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư như sau:
Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư có nội dung chính sau đây:
1. Tên, địa chỉ trụ sở;
2. Lĩnh vực hành nghề;
3. Họ, tên, số và ngày cấp Thẻ luật sư của người đại diện theo pháp luật;
4. Họ, tên, địa chỉ nơi thường trú của luật sư thành viên.
Như vậy, giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư có những nội dung chính sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở;
- Lĩnh vực hành nghề;
- Họ, tên, số và ngày cấp Thẻ luật sư của người đại diện theo pháp luật;
- Họ, tên, địa chỉ nơi thường trú của luật sư thành viên.
Có mấy cơ sở đào tạo nghề luật sư? Hồ sơ thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 123/2013/NĐ-CP có quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư như sau:
Cơ sở đào tạo nghề luật sư
1. Cơ sở đào tạo nghề luật sư quy định tại Khoản 3 Điều 12 của Luật luật sư bao gồm Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp và cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam.
...
3. Hồ sơ thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư;
b) Đề án thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư. Nội dung cơ bản của Đề án bao gồm sự cần thiết thành lập, địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, quy mô và mô hình đào tạo, tổ chức bộ máy, đội ngũ giảng viên kèm theo danh sách giảng viên dự kiến và trích yếu về kinh nghiệm, kỹ năng của giảng viên, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô và mô hình đào tạo, kế hoạch và tiến độ thực hiện Đề án, hiệu quả kinh tế - xã hội của cơ sở đào tạo nghề luật sư;
c) Dự thảo Điều lệ cơ sở đào tạo nghề luật sư.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, cơ sở đào tạo nghề luật sư bao gồm:
- Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp
- Cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam
Hồ sơ thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam bao gồm:
- Văn bản đề nghị thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư;
- Đề án thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư. Nội dung cơ bản của Đề án bao gồm:
+ Sự cần thiết thành lập,
+ Địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, quy mô và mô hình đào tạo
+ Tổ chức bộ máy, đội ngũ giảng viên kèm theo danh sách giảng viên dự kiến và trích yếu về kinh nghiệm, kỹ năng của giảng viên
+ Cơ sở vật chất phù hợp với quy mô và mô hình đào tạo
+ Kế hoạch và tiến độ thực hiện Đề án
+ Hiệu quả kinh tế - xã hội của cơ sở đào tạo nghề luật sư
- Dự thảo Điều lệ cơ sở đào tạo nghề luật sư.
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?