Phổ biến phim bạo lực học đường nhưng không có cảnh báo độ tuổi được xem thì có bị xử lý?
Phổ biến phim là gì?
Tại khoản 8 Điều 3 Luật Điện ảnh 2022 quy định khái niệm phổ biến phim như sau:
Phổ biến phim là việc đưa phim đến người xem thông qua các hình thức chiếu phim trong rạp chiếu phim, tại địa điểm chiếu phim công cộng, tại trụ sở cơ quan ngoại giao, cơ sở văn hóa nước ngoài được thành lập tại Việt Nam, trên hệ thống truyền hình, không gian mạng và phương tiện nghe nhìn khác.
Phổ biến phim bạo lực học đường nhưng không có cảnh báo độ tuổi được xem có bị xử lý? (Hình từ Internet)
Có mấy loại phim được phân loại theo độ tuổi?
Tại Điều 32 Luật Điện ảnh 2022 quy định phim được phân loại theo nội dung để phổ biến phù hợp với độ tuổi người xem hoặc không được phép phổ biến như sau:
- Loại P: Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi;
- Loại T18 (18+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Loại T16 (16+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên;
- Loại T13 (13+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên;
- Loại K: Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ;
- Loại C: Phim không được phép phổ biến.
Phổ biến phim bạo lực học đường mà không có cảnh báo độ tuổi xem phim thì có bị xử lý?
Tại Điều 8 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định hành vi phổ biến phim phải cảnh báo mà không có cảnh báo bị xử lý như sau:
Vi phạm quy định về phổ biến phim
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chiếu phim ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phổ biến phim được lưu trữ trên băng, đĩa mà không có nhãn kiểm soát;
b) Phổ biến phim không đúng nội dung quy định trong giấy phép phổ biến phim hoặc quyết định phát sóng;
c) Không bảo đảm quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với phòng chiếu phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim trong quá trình hoạt động.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phổ biến phim chưa được phép phổ biến.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phổ biến phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy, cấm phổ biến hoặc có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Phổ biến phim theo quy định phải có cảnh báo mà không có cảnh báo;
c) Phổ biến phim cho khán giả không đúng độ tuổi theo quy định hoặc để khán giả không đúng với độ tuổi theo quy định vào rạp xem phim;
d) Phổ biến phim không đúng phạm vi quy định trong giấy phép phổ biến phim hoặc quyết định phát sóng;
đ) Phổ biến phim truyện Việt Nam tại rạp không bảo đảm về tỷ lệ chiếu và thời gian chiếu theo quy định;
e) Phổ biến phim cho trẻ em dưới 16 tuổi tại rạp ngoài khoảng thời gian từ 8 giờ đến 22 giờ mỗi ngày;
g) Tổ chức liên hoan phim chuyên ngành, chuyên đề mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phổ biến phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy, cấm phổ biến hoặc có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có nội dung kích động bạo lực trên truyền hình, dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động phổ biến phim của cơ sở chiếu phim tại địa điểm chiếu phim có hành vi vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy băng, đĩa hoặc những vật liệu chứa nội dung phim đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc tháo gỡ phim dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều này;
d) Buộc phải đáp ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với phòng chiếu phim có sử dụng hiệu ứng đặc biệt tác động đến người xem phim theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, các điểm a, b, c, d và e khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Như vậy, phổ biến phim bạo lực học đường mà không có cảnh báo độ tuổi xem phim sẽ bị phạt hành chính với mức phạt cao nhất là 40.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được.
Mức phạt này áp dụng đối với cá nhân vi phạm, còn trường hợp tổ chức vi phạm mức phạt sẽ gấp đôi (theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).
Trân trọng!

Lương Thị Tâm Như
- Đề xuất: Các thủ tục hành chính về đất đai có thể được thực hiện trực tuyến?
- Trình tự thực hiện khảo sát xây dựng bao gồm các bước nào? Nhiệm vụ khảo sát xây dựng bao gồm các nội dung gì?
- Vị trí và chức năng Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định như thế nào? Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản không?
- Bộ Giao thông vận tải có những nhiệm vụ và quyền hạn gì? Những cơ quan nào của Bộ Giao thông vận tải có vai trò giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước?
- Bộ Nội vụ có vị trí và chức năng như thế nào? Bộ Nội vụ có quyền hạn gì trong tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước?