Người tự thú và người đầu thú có giống nhau không? Người phạm tội gián điệp tự thú thì có được miễn trách nhiệm hình sự?
Người tự thú và người đầu thú có giống nhau không?
Căn cứ điểm h, i khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
h) Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện.
i) Đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.
...
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy rằng, người tự thú và người đầu thú hoàn toàn có sự khác nhau về bản chất.
Tự thú là việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình khi hành vi phạm tội của mình chưa bị phát hiện. Còn đầu thú là việc người phạm tội sau khi bị phát hiện đã tự nguyện ra trình diện và khai báo với cơ quan có thẩm quyền về hành vi phạm tội của mình.
Người tự thú và người đầu thú có giống nhau không? (Hình từ Internet)
Người phạm tội tự thú thì có được xem là một tình tiết khoan hồng hay không?
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 3 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định như sau:
Nguyên tắc xử lý
1. Đối với người phạm tội:
...
d) Nghiêm trị người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra;
...
Bên cạnh đó tại điểm r khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
...
r) Người phạm tội tự thú;
...
Như vậy, người phạm tội tự thú được xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nằm trong chính sách khoan hồng của Nhà nước.
Người phạm tội gián điệp tự thú thì có được miễn trách nhiệm hình sự?
Căn cứ tại Điều 110 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Tội gián điệp
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;
c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phạm tội trong trường hợp ít nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự về tội này.
Như vậy, theo quy định trên thì người nào đã nhận làm gián điệp nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi của mình thì được miễn trách nhiệm hình sự về Tội gián điệp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?