Đánh đập thú cưng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh đập thú cưng là bao lâu?
Đánh đập thú cưng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Thú cưng là loại vật nuôi khá phổ biến và yêu chuộng hiện nay, được xem như người ban, thành viên trong nhiều gia đình. Tuy nhiên, một số người vẫn coi thú cưng là vật nuôi thu lợi và có hành vi đánh đập chúng khi chúng không nghe lời. Sau đây là một số quy định của pháp luật về hành vi bạo lực đối với thú cưng.
Tại khoản 1 Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bạo lực vật nuôi như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở giết mổ tập trung có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ;
b) Đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ;
c) Không có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cản trở, phá hoại, xâm phạm trái phép hoạt động chăn nuôi hợp pháp.
...
Ngoài ra, khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về chăn nuôi theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Theo đó, mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh đập thú cưng được quy định như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm.
Đánh đập thú cưng bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh đập thú cưng là bao lâu?
Điều 3 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh đập thú cưng như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi là 01 năm, trừ trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, sản phẩm chăn nuôi, vật nuôi sống làm thực phẩm thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Theo quy định nêu trên, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh đập thú cưng là 01 năm.
Hành vi đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Điểm b khoản 2 Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở giết mổ tập trung có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ;
b) Đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ;
c) Không có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cản trở, phá hoại, xâm phạm trái phép hoạt động chăn nuôi hợp pháp.
...
Ngoài ra, khoản 2 Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định nêu trên, cơ sở giết mổ tập trung có hành vi đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?
- Người giữ chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã bị đình chỉ công tác có được tính hưởng phụ cấp thâm niên không?
- Cá nhân là thành viên hợp tác xã được phân phối lợi nhuận thì tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
- Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục bao gồm gì?
- Tài sản bị cưỡng chế khi thu hồi đất mà chủ tài sản không đến nhận thì xử lý như thế nào?