-
Chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ
-
Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
-
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
-
Hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
-
Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
-
Chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế
-
Chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng
Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là gì? Điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp gồm những gì?
Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Căn cứ Điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
Quy định chung về chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
1. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
2. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).
Theo đó, chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là gì? Điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp gồm những gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp gồm những gì?
Theo Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung bởi khoản 55 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 quy định như sau:
Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
2. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.
3. Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
4. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
5. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
6. Quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sở hữu phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng của tổ chức chủ trì theo quy định của Luật này.
Theo đó, điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:
- Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
- Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.
- Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
- Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
- Quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam, cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sở hữu phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng của tổ chức chủ trì theo quy định.
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có những nội dung gì?
Căn cứ Điều 140 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định như sau:
Nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp
Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
2. Căn cứ chuyển nhượng;
3. Giá chuyển nhượng;
4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
Theo đó, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có những nội dung chủ yếu sau:
- Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
- Căn cứ chuyển nhượng;
- Giá chuyển nhượng;
- Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
Trân trọng!

Phan Hồng Công Minh
- Các nguyên tắc khi sử dụng vũ khí quân dụng? Các trường hợp được nổ súng quân dụng không cần cảnh báo?
- Doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm đủ điều kiện nào? Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải tuân những vấn đề nào?
- Nhận người giúp việc gia đình vào làm việc có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động không?
- Hòa giải viên lao động được hưởng những chế độ nào? Tiêu chuẩn hòa giải viên lao động hiện nay như thế nào?
- Khi nào người tham gia giao thông được vượt xe bên tay phải? Khi chuyển hướng xe người tham gia giao thông phải xử lý như thế nào?