Mẹ chồng quyết tâm bắt con dâu phá thai nhi là con gái có vi phạm pháp luật không?

Xin hỏi mẹ chồng quyết tâm bắt con dâu phá thai nhi là con gái được không? Cá nhân có hành vi ép buộc người khác phá thai bị xử phạt ra sao? Câu hỏi của anh Tạ (Bắc Ninh)

Khát cháu trai, mẹ chồng quyết tâm bắt con dâu phá thai nhi là con gái được không?

Tại Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định nghiêm cấm hành vi phá thai nhi vì lựa chọn giới tính như sau:

Nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, bao gồm:
1. Tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi dưới các hình thức: tổ chức nói chuyện, viết, dịch, nhân bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi hình, ghi âm; tàng trữ, lưu truyền tài liệu, phương tiện và các hình thức tuyên truyền, phổ biến khác về phương pháp tạo giới tính thai nhi.
2. Chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi bằng các biện pháp: xác định qua triệu chứng, bắt mạch; xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào; siêu âm, ....
3. Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác.

Tại Điều 40 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới như sau:

Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế
7. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế bao gồm:
a) Cản trở, xúi giục hoặc ép buộc người khác không tham gia các hoạt động giáo dục sức khỏe vì định kiến giới;
b) Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi.

Như vậy, việc phá thai nhi vì lựa chọn giới tính luôn bị pháp luật nghiêm cấm. Cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Khát cháu trai, mẹ chồng quyết tâm bắt con dâu phá thai nhi là con gái được không?

Khát cháu trai, mẹ chồng quyết tâm bắt con dâu phá thai nhi là con gái được không? (Hình từ Internet)

Cá nhân có hành vi ép buộc người khác phá thai bị xử phạt ra sao?

Tại Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định mức phạt hành chính cho hành vi phá thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính như sau:

Hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
5. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;
b) Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng hóa chất, thuốc hoặc các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi phá thai mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh đối với cơ sở có hoạt động dược không vì mục đích thương mại trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.

Như vậy, cá nhân có hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vi lý do lựa chọn giới tính sẽ có mức phạt từ 7.000.000 đến 10.000.000 đồng. Nhưng nếu dùng đến vũ lực thì mức phạt cao nhất là 12.000.000 đồng.

Nhiệm vụ của thanh tra về việc thực hiện bình đẳng giới bao gồm những nhiệm vụ gì?

Tại Điều 35 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới sẽ là cơ quan thực hiện chức năng thanh tra và có các nhiệm vụ như sau:

- Thanh tra việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới;

- Thanh tra việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới, các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới;

- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo về bình đẳng giới theo quy định của Luật này và pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

- Xử lý vi phạm pháp luật về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính;

- Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về bình đẳng giới; đề nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bình đẳng giới;

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Quan hệ hôn nhân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quan hệ hôn nhân
Hỏi đáp Pháp luật
Tội ngoại tình trong Luật hôn nhân gia đình được quy định như thế nào? Ngoại tình với người đã có gia đình sẽ bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi ngoại tình đến mức nào thì bị đi tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục cập nhật từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân vào tài sản riêng trước thời kỳ hôn nhân là sổ đỏ được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Xé giấy đăng ký kết hôn thì có chấm dứt quan hệ hôn nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bố mẹ đăng ký kết hôn lại sau khi ly hôn thì có tài sản chung không?
Hỏi đáp Pháp luật
Con ngoài giá thú có quyền lợi gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi bố mẹ ly hôn, con được sang thăm bố khi mẹ là người trực tiếp nuôi dưỡng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được coi là không có hiệu lực?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quan hệ hôn nhân
Lương Thị Tâm Như
1,087 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quan hệ hôn nhân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào