Giám định viên tư pháp là ai? Bổ nhiệm giám định viên tư pháp cần đáp ứng được những tiêu chuẩn gì?

Cho tôi hỏi để được bổ nhiệm giám định viên tư pháp cần đáp ứng được những tiêu chuẩn gì? Câu hỏi của chị Hồng Oanh đến từ tỉnh Bình Dương

Giám định viên tư pháp là ai?

Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.
...

Tại khoản 6 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 có thêm quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
6. Giám định viên tư pháp là người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm để thực hiện giám định tư pháp.
...

Như vậy, từ các quy định trên có thể hiểu rằng giám định viên tư pháp là người đủ tiêu chuẩn theo quy định pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm để thực hiện giám định tư pháp.

Giám định viên tư pháp có nhiệm vụ sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định.

giam-dinh-vien-tu-phap

Giám định viên tư pháp là ai? (Ảnh từ Internet)

Bổ nhiệm giám định viên tư pháp cần đáp ứng được những tiêu chuẩn gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 có quy định như sau:

Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
c) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
...

Như vậy, để được bổ nhiệm làm giám định viên tư pháp thì cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn và điều kiện sau:

- Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;

- Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên. Một số lĩnh vực giám định còn phải có thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;

- Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định;

- Đối với giám định viên tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định chi tiết về điều kiện và tiêu chuẩn bổ nhiệm.

Những trường hợp nào không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp?

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định như sau:

Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp
...
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
c) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
...

Như vậy, theo quy định trên những trường hợp sau đây sẽ không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:

- Người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

- Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

Trân trọng!

Giám định viên tư pháp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giám định viên tư pháp
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm cấp, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giám định viên tư pháp cần có bao nhiêu năm hoạt động giám định trong lĩnh vực tư pháp mới được thành lập Văn phòng giám định tư pháp?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài có được làm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng tại Việt Nam hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giám định viên tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư bị miễn nhiệm trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư ở địa phương như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cử nhân kinh tế có thể trở thành giám định viên tư pháp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự thực hiện miễn nhiệm, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng ở địa phương được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự thực hiện miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên tư pháp xây dựng tại các cơ quan ở trung ương 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bị đề nghị miễn nhiệm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giám định viên tư pháp
Lê Gia Điền
416 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giám định viên tư pháp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào