Thành phần hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua từ 01/01/2024? Danh hiệu thi đua bị hủy bỏ trong trường hợp nào?
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua có những thành phần nào?
Khoản 1 Điều 84 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 quy định về thành phần hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua như sau:
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng
1. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua gồm:
a) Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua;
b) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể;
c) Biên bản bình xét thi đua;
d) Chứng nhận hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ trong trường hợp đề nghị danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
2. Hồ sơ đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng gồm:
a) Tờ trình đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng;
b) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể;
c) Biên bản xét khen thưởng;
d) Chứng nhận hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học hoặc lĩnh vực khác; đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo; phát minh, sáng chế, sáng kiến, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hoặc tác phẩm, công trình khoa học và công nghệ.
3. Trường hợp đề nghị tặng huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” thì trong hồ sơ phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức ở trung ương có liên quan hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
...
Theo đó, thành phần hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua gồm:
- Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua;
- Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể;
- Biên bản bình xét thi đua;
- Chứng nhận hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ trong trường hợp đề nghị danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh, Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
Thành phần hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua áp dụng từ 01/01/2024? Danh hiệu thi đua bị hủy bỏ trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Danh hiệu thi đua bị hủy bỏ trong trường hợp nào?
Khoản 2 Điều 93 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 quy định về các trường hợp hủy bỏ danh hiệu thi đua như sau:
Xử lý vi phạm về thi đua, khen thưởng
1. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng bị hủy bỏ, hiện vật khen thưởng và tiền thưởng bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian dối trong việc kê khai công trạng, thành tích để được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;
b) Cung cấp thông tin sai sự thật hoặc làm giả hồ sơ, giấy tờ để đề nghị tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;
c) Thẩm định, xét, duyệt, đề nghị danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trái quy định của pháp luật;
d) Có kết luận, quyết định, bản án của cơ quan có thẩm quyền về việc người đã được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có vi phạm, khuyết điểm dẫn đến không bảo đảm tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong khoảng thời gian tính thành tích hoặc liên quan đến công trình, tác phẩm là cơ sở để tặng giải thưởng.
...
Theo đó, danh hiệu thi đua bị hủy bỏ trong trường hợp:
- Có hành vi gian dối trong việc kê khai công trạng, thành tích để được tặng danh hiệu thi đua;
- Cung cấp thông tin sai sự thật hoặc làm giả hồ sơ, giấy tờ để đề nghị tặng danh hiệu thi đua;
- Thẩm định, xét, duyệt, đề nghị danh hiệu thi đua trái quy định của pháp luật;
- Có kết luận, quyết định, bản án của cơ quan có thẩm quyền về việc người đã được tặng danh hiệu thi đua có vi phạm, khuyết điểm dẫn đến không bảo đảm tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu thi đua trong khoảng thời gian tính thành tích.
Những danh hiệu thi đua được quy định trao tặng cho cá nhân?
Điều 19 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 quy định về các danh hiệu thi đua đối với cá nhân như sau:
Danh hiệu thi đua đối với cá nhân
1. “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
2. Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh.
3. “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.
4. “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
Theo quy định nêu trên, các danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm:
- Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
- Danh hiệu Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh.
- Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.
- Danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ tiên tiến.
Luật Thi đua, khen thưởng 2022 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?