Người đóng góp ý kiến có được xem là đồng tác giả không? Ai là người có quyền công bố tác phẩm?
Đồng tác giả được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP có quy định về quyền tác giả, quyền liên quan có quy định như sau:
Tác giả, đồng tác giả
...
2. Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
...
Căn cứ Điều 38 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả có quy định như sau:
Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả
1. Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này đối với tác phẩm đó.
2. Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này đối với phần riêng biệt đó.
Theo đó, đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
Người đóng góp ý kiến có được xem là đồng tác giả không? (Hình từ Internet)
Người đóng góp ý kiến có phải là đồng tác giả không?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP có quy định về quyền tác giả, quyền liên quan có quy định như sau:
Tác giả, đồng tác giả
1. Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
2. Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
3. Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả.
Vậy, người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả.
Ai là người có quyền công bố tác phẩm?
Căn cứ khoản 3 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định như sau về quyền công bố tác phẩm:
Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm:
1. Đặt tên cho tác phẩm.
Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;
2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả
Căn cứ Điều 38 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả có quy định như sau:
Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả
1. Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này đối với tác phẩm đó.
2. Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này đối với phần riêng biệt đó.
Theo đó, những người có quyền công bố tác phẩm là:
- Tác giả;
- Những người được tác giả cho phép;
- Các đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?