Người lao động cao tuổi tiếp tục tham gia hợp đồng lao động thì có thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc không?
Người lao động cao tuổi tiếp tục tham gia hợp đồng lao động thì có thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về đối thượng tham gia BHXH có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
...
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
4. Người lao động quy định tại các Điểm a và b Khoản 1 Điều này là người giúp việc gia đình và người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này mà đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hằng tháng dưới đây thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:
a) Người đang hưởng lương hưu hằng tháng;
...
Theo đó, trường hợp người lao động cao tuổi tiếp tục tham gia hợp đồng lao động, đang hưởng lương hưu hằng tháng thì không nằm trong đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Người lao động cao tuổi được xác định là khi người lao động bao nhiêu tuổi?
Điều 148 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về người lao động cao tuổi như sau:
Người lao động cao tuổi
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này.
2. Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.
Tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
...
Theo đó, người lao động cao tuổi được xác định là khi người lao động làm việc sau tuổi nghỉ hưu theo quy định.
Hiện nay, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Người lao động cao tuổi tiếp tục tham gia hợp đồng lao động thì có thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc không? (Hình từ Internet)
Mức lương thấp nhất dùng làm căn cứ để người lao động đóng BHXH hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quy định như sau:
Căn cứ tiết b Tiểu mục 1.1 Mục 1 Công văn 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN năm 2022 về chỉ đạo triển khai Nghị định 38/2022/NĐ-CP về lương tối thiểu có quy định như sau:
...
Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, theo đó, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động.
...
Theo đó, mức lương thấp nhất đóng BHXH bắt buộc tương đương mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu tháng kể từ ngày 01/7/2022 lần lượt của vùng I, II, III, IV là 4.680.000 đồng, 4.160.000 đồng, 3.640.000 đồng, 3.250.000 đồng;
Đối với các chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu hiện hành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Từ 1/7/2025, thừa phát lại có thời gian đào tạo nghề công chứng bao nhiêu tháng?
- Quần đảo Nam Du ở tỉnh nào? Tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế đến năm 2030 là gì?