Danh mục 47 chất ma túy bị cấm tuyệt đối trong y học và đời sống xã hội? Phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt tối đa bao nhiêu năm tù?
Danh mục 47 chất ma túy bị cấm tuyệt đối trong y học và đời sống xã hội?
Tại Danh mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 57/2022/NĐ-CP Danh mục 47 chất ma túy bị cấm tuyệt đối trong y học và đời sống xã hội bao gồm các chất như sau:
Các chất và muối, đồng phân, ester, ether và muối của các đồng phân, ester, ether có thể tồn tại của các chất này bao gồm:
Acetorphine
Acetyl-alpha-methylfenanyl
Alphacetylmethadol
Alpha-methylfentanyl
Beta-hydroxyfentanyl
Beta-hydroxymethyl-3-fentanyl
Desomorphine
Etorphine
Heroin
Ketobemidone
3-methylfentanyl
3-methylthiofentanyl
Morphine methobromide và các chất dẫn xuất của Morphine Nitơ hóa trị V khác
Para-fluorofentanyl
PEPAP
Thiofentanyl
Các chất và muối, đồng phân có thể tồn tại của các chất này bao gồm:
Brolamphetamine (DOB)
Cathinone
DET
Delta-9-tetrahydrocanabinol
DMA
DMHP
DMT
DOET
Eticyclidine
Etryptamine
MDMA
Mescalin
Methcathinone
4-methylaminorex
MMDA
(+)-Lysergide (LSD)
N-hydroxy MDA (MDOH)
N-ethyl MDA
Parahexyl
PMA
Psilocine, Psilotsin
Psilocybine
Rolicyclidine
STP, DOM
Tenamfetamine (MDA)
Tenocyclidine (TCP)
TMA
Các chất và muối có thể tồn tại của các chất này bao gồm:
MPPP
Các chất còn lại bao gồm:
Cần sa và các chế phẩm từ cần sa
Lá Khat
Thuốc phiện và các chế phẩm từ thuốc phiện
Danh mục 47 chất ma túy bị cấm tuyệt đối trong y học và đời sống xã hội? (Hình từ Internet)
Phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy bị phạt tối đa bao nhiêu năm tù?
Tại Điều 255 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy như sau:
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
d) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
đ) Đối với người đang cai nghiện;
e) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
g) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây chết người;
b) Gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
d) Đối với người dưới 13 tuổi.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
b) Làm chết 02 người trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, người phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào có thể bị phạt tù tối đa là 20 năm hoặc tù chung thân.
Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Tại Điều 258 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy như sau:
Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy
1. Người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;
d) Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
đ) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Đối với người đang cai nghiện;
h) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
a) Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người;
b) Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
c) Đối với người dưới 13 tuổi.
4. Phạm tội trong trường hợp gây chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Như vậy, người có hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân tùy vào hậu quả gây ra.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?