Bạo hành trẻ em dẫn đến tử vong bị xử lý như thế nào? Cơ sở giáo dục chui, hoạt động giáo dục trái pháp luật sẽ bị xử phạt ra sao?
Bạo hành trẻ em là gì?
Tại khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 có quy định về bạo hành trẻ em như sau
Giải thích từ ngữ
...
6. Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Như vậy, bạo hành trẻ em cũng có thể hiểu là bạo lực trẻ em bằng việc thực hiện những hành vi gây tổn hại cho trẻ kể cả thân thể lẫn tinh thần, danh dự, nhân phẩm,... của trẻ.
Bạo hành trẻ em dẫn đến tử vọng bị xử lý như thế nào?
Tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội giết người bị xử lý như sau:
Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, việc bạo hành trẻ dẫn đến tử vong (giết người dưới 16 tuổi) sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự phạt tù từ 12 năm đến 20 năm tù, tù chung hoặc tử hình.
Bạo hành trẻ em dẫn đến tử vong bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở giáo dục chui, hoạt động giáo dục trái pháp luật sẽ bị xử phạt ra sao?
Tại Điều 6 Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo thời hạn quy định tại quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tẩy, xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
- Phạt tiền đối với hành vi tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp ngoài địa điểm ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp với một trong các mức sau đây:
+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường trung cấp;
+ Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường cao đẳng.
- Phạt tiền đối với hành vi giả mạo giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp như sau:
+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường trung cấp;
+ Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường cao đẳng.
- Phạt tiền đối với hành vi không đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi tăng quy mô tuyển sinh của từng chuyên ngành hoặc nghề so với quy mô tuyển sinh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp với một trong các mức sau đây:
+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 10% đến dưới 20%;
+ Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 20% đến dưới 30%;
+ Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 30% đến dưới 40%;
+ Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ 40% trở lên.
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Bổ sung chuyên ngành hoặc nghề đào tạo, trình độ đào tạo;
+ Chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
+ Thay đổi cơ quan chủ quản, chủ đầu tư của cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
+ Chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc cơ sở đào tạo đến nơi khác;
+ Thành lập phân hiệu hoặc cơ sở đào tạo mới;
+ Liên kết với tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
- Phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp với một trong các mức sau đây:
+ Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp;
+ Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường trung cấp;
+ Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường cao đẳng.
- Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều 6 Nghị định 79/2015/NĐ-CP.
Như vậy, đối với cơ sở giáo dục chui, hoạt động giáo dục trái pháp luật sẽ xử phạt hành chính theo như quy định trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung ôn tập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng Sơ khảo - Cấp Trường (Vòng 7) năm học 2024-2025? Quy định tổ chức vòng sơ khảo? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Thời gian làm việc ngân hàng Agribank năm 2024 như thế nào?
- Mẫu thiệp chúc mừng năm mới 2025? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép các địa phương tổ chức bắn pháo hoa nổ dịp Tết Nguyên đán?
- Thời gian mở cửa Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 là khi nào?
- Bảng quy ước kí hiệu chữ số dành cho người khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn?