Chế độ và hình thức báo cáo công tác trong lĩnh vực thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp bao gồm những nội dung gì?
- Chế độ báo cáo công tác trong lĩnh vực thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp gồm những gì?
- Hình thức báo cáo công tác trong lĩnh vực thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào?
- Phương thức gửi báo cáo công tác trong lĩnh vực thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào?
Chế độ báo cáo công tác trong lĩnh vực thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp gồm những gì?
Kể từ ngày 03 tháng 03 năm 2023, quy chế báo cáo công tác trong lĩnh vực thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp sẽ được thực hiện theo Thông tư 01/2023/TT-BTP.
Theo đó, chế độ báo cáo công tác trong quy định này được áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Tòa án nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc.
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2023/TT-BTP quy định như sau:
Chế độ báo cáo, thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ, thời hạn gửi báo cáo định kỳ
1. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gồm:
a) Báo cáo định kỳ hằng năm nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp, toàn diện để phục vụ công tác quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính, được thực hiện theo một chu kỳ xác định và lặp lại nhiều lần; bao gồm các thành phần nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư này;
b) Báo cáo chuyên đề nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu thuộc lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính để phục vụ công tác quản lý nhà nước, được thực hiện một hoặc nhiều lần trong khoảng thời gian nhất định.
Báo cáo chuyên đề được thực hiện bằng văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền, bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 09/2019/NĐ-CP);
c) Báo cáo đột xuất nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh đột xuất trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền để phục vụ công tác quản lý nhà nước.
Báo cáo đột xuất được thực hiện theo yêu cầu bằng văn bản hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền, bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Như vậy, chế độ báo cáo công tác trong lĩnh vực thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bao gồm các hình thức sau:
- Báo cáo định kỳ hằng năm;
- Báo cáo chuyên đề;
- Báo cáo đột xuất.
Tùy theo mục đích, nhu cầu mà cơ quan có thể lựa chọn chế độ báo cáo sao cho phù hợp, đầy đủ và chính xác với nội dung báo cáo.
Chế độ báo cáo công tác trong lĩnh vực thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp gồm những gì? (Ảnh từ Internet)
Hình thức báo cáo công tác trong lĩnh vực thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2023/TT-BTP quy định về hình thức báo cáo công tác được quy định như sau:
Hình thức báo cáo và phương thức gửi, nhận báo cáo
1. Báo cáo được thể hiện bằng một trong các hình thức sau:
a) Báo cáo bằng văn bản (là bản có chữ ký, họ tên của Thủ trưởng cơ quan báo cáo và đóng dấu phát hành theo quy định). Các biểu mẫu tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo phải được đóng dấu giáp lai;
b) Báo cáo bằng văn bản điện tử có chữ ký số.".
Như vậy, theo quy định trên, có hai hình thức thể hiện báo cáo đó là:
- Báo cáo bằng văn bản;
- Báo cáo bằng văn bản điện tử có chữ ký số.
Phương thức gửi báo cáo công tác trong lĩnh vực thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 01/2023/TT-BTP phương thức báo cáo công tác được quy định như sau:
Hình thức báo cáo và phương thức gửi, nhận báo cáo
...
2. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau:
a) Gửi trực tiếp;
b) Gửi qua dịch vụ bưu chính;
c) Gửi qua fax;
d) Gửi qua hệ thống thư điện tử dưới dạng tệp ảnh (định dạng PDF) hoặc văn bản điện tử có ký số;
đ) Gửi qua Hệ thống văn bản và Điều hành;
e) Phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người làm báo cáo có thể gửi báo cáo trực tiếp đến cơ quan hoặc thông qua các phương thức khác như:
- Qua dịch vụ bưu chính;
- Qua fax;
- Qua hệ thống thư điện tử hoặc văn bản điện tử có ký số;
- Qua hệ thống văn bản và điều hành;
- Phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?