Quy chế hoạt động đối với Bộ phận Một cửa và Một cửa liên thông tại Thành phố Hồ Chí Minh được áp dụng cho đối tượng nào?
Quy chế hoạt động đối với Bộ phận Một cửa và Một cửa liên thông tại Thành phố Hồ Chí Minh được áp dụng cho đối tượng nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 09/2023/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về đối tượng áp dụng quy chế có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức, xã, phường, thị trấn, các cơ quan ngành dọc đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết thủ tục hành chính, tham gia vào quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính.
2. Cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an của các cơ quan được phân công hướng dẫn, tiếp nhận, chuyển dữ liệu, hồ sơ, giải quyết, trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức).
3. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân).
4. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.
Theo đó, quy chế hoạt động của Bộ phận Một cửa theo quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được áp dụng đối với:
- Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thành phố Thủ Đức, xã, phường, thị trấn, các cơ quan ngành dọc đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết thủ tục hành chính, tham gia vào quá trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính.
- Cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an của các cơ quan được phân công hướng dẫn, tiếp nhận, chuyển dữ liệu, hồ sơ, giải quyết, trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính.
- Tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính.
- Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo quy định của pháp luật.
Quy chế hoạt động đối với Bộ phận Một cửa và Một cửa liên thông tại Thành phố Hồ Chí Minh được áp dụng cho đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Bộ phận Một cửa theo quy định của UBND Thành phố Hồ Chí Minh là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 09/2023/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về trách nhiệm của Bộ phận Một cửa có quy định như sau:
Trách nhiệm của Bộ phận Một cửa, người đứng đầu Bộ phận Một cửa
1. Trách nhiệm của Bộ phận Một cửa, người đứng đầu Bộ phận Một cửa thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP (sau đây gọi là Nghị định số 61/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 107/2021/NĐ-CP).
2. Bộ phận Một cửa theo dõi, đôn đốc, nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức do các cơ quan có thẩm quyền cử đến công tác tại Bộ phận Một cửa về việc chấp hành thời gian lao động, các quy định của pháp luật về chế độ công vụ, quy chế văn hóa công sở, nội quy của cơ quan. Thời điểm và tiêu chí nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức do các cơ quan có thẩm quyền cử đến công tác tại Bộ phận Một cửa được thực hiện theo quy định chuyên ngành.
Theo đó, Bộ phận Một cửa có những trách nhiệm như sau:
- Công khai đầy đủ, kịp thời bằng phương tiện điện tử hoặc bằng văn bản danh mục thủ tục hành chính được thực hiện tại Bộ phận Một cửa; các nội dung thủ tục hành chính được công khai theo quy định của pháp luật
- Hỗ trợ những trường hợp không có khả năng tiếp cận thủ tục hành chính được công khai bằng phương tiện điện tử;
- Hướng dẫn thực hiện thủ tục; tiếp nhận, số hóa hồ sơ thủ tục hành chính; giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; trả kết quả giải quyết; theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết, trả kết quả giải quyết đối với trường hợp thủ tục hành chính yêu cầu giải quyết ngay trong ngày hoặc các thủ tục hành chính được giao hoặc ủy quyền cho công chức, viên chức tại Bộ phận Một cửa giải quyết; hỗ trợ đối tượng sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4;
- Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan khác có liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức trong bộ phận;
- Tiếp nhận, xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân đối với cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, chuyển hồ sơ giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; chuyển ý kiến giải trình của cơ quan có thẩm quyền về các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến tổ chức, cá nhân;
- Bố trí trang thiết bị tại Bộ phận Một cửa theo quy định pháp luật và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu theo mức giá dịch vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Đề nghị các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính;
- Từ chối tiếp nhận các hồ sơ chưa đúng quy định; chủ trì theo dõi, giám sát, đôn đốc các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc giải quyết thủ tục hành chính; yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền thông tin về việc tiếp nhận và tiến độ giải quyết thủ tục hành chính; đôn đốc các cơ quan, đơn vị tham gia Bộ phận Một cửa xử lý hồ sơ đến hoặc quá thời hạn giải quyết;
- Theo dõi, đôn đốc, nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức do các cơ quan có thẩm quyền cử đến công tác tại Bộ phận Một cửa;
- Đề xuất việc đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ; tổ chức hoặc phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
- Quản lý, đề xuất cấp có thẩm quyền nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin và phần mềm ứng dụng của các Hệ thống thông tin một cửa điện tử; tham gia bảo đảm an toàn thông tin trong quá trình khai thác, sử dụng các Hệ thống này;
Tại TP. Hồ Chí Minh, các cán bộ tại Bộ phận Một cửa có trách nhiệm gì?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 09/2023/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về trách nhiệm của các cán bộ tại Bộ phận Một cửa có quy định như sau:
- Chấp hành nghiêm túc, đầy đủ quy định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, về tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính.
- Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính chính xác, đầy đủ, cụ thể một cách công khai theo quy định pháp luật; chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung một lần.
- Tiếp nhận, số hóa, giải quyết hoặc chuyển hồ sơ, theo dõi việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân theo quy định; cập nhật hồ sơ đã tiếp nhận vào phần mềm quản lý và cấp mã số hồ sơ thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân. Không tiếp nhận, không yêu cầu bổ sung hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật. Không yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp lại thông tin, giấy tờ, tài liệu điện tử hoặc đã được số hóa có giá trị pháp lý theo quy định pháp luật, được kết nối, chia sẻ dữ liệu trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, trừ trường hợp sử dụng cho mục đích xác minh, thẩm tra lại tính xác thực của thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được số hóa.
- Chủ động tham mưu, kiến nghị, đề xuất sáng kiến với cơ quan có thẩm quyền nhằm cải tiến và hoàn thiện việc hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ, chuyển dữ liệu, hồ sơ, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính;
- Tham dự tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ thông tin, văn hóa ứng xử, giao tiếp với tổ chức, cá nhân.
- Mặc đồng phục hoặc trang phục ngành theo quy định, đeo Thẻ công chức, viên chức; bảng tên, số hiệu trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
- Sinh hoạt chuyên môn, đảng, đoàn thể, bình xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật tại cơ quan đã cử đến Bộ phận Một cửa.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?