08:20 | 02/03/2023
Loading...

Có thể báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình tại cơ quan nào? Tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình được xử lý như thế nào?

Cho hỏi có thể báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình tại cơ quan nào? Câu hỏi của anh Phú (Ninh Kiều)

Có thể báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình tại cơ quan nào?

Tại Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) có quy định về báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình như sau:

Báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình
1. Địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
b) Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
c) Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;
d) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
đ) Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
e) Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình đến địa chỉ quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Gọi điện, nhắn tin;
b) Gửi đơn, thư;
c) Trực tiếp báo tin.
3. Chính phủ quy định về tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.

Như vậy, từ ngày 01/07/2023 có thể báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình tại các cơ quan là:

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;

- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;

- Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.

Từ ngày 01/07/2023 có thể báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình tại cơ quan nào?

Từ ngày 01/07/2023 có thể báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình tại cơ quan nào? (Hình từ Internet)

Tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình được xử lý như thế nào?

Theo Điều 20 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) có quy định về tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình được xử lý như sau:

- Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình khi nhận tin báo, tố giác thì trong phạm vi quyền hạn của mình phải kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình theo thẩm quyền; đồng thời, thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình.

- Tổ chức, cá nhân khi nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình phải thông báo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình và theo khả năng của mình tham gia ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xử lý hoặc phân công xử lý ngay khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình hoặc nhận được báo cáo về hành vi bạo lực gia đình của tổ chức, cá nhân.

- Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc hoặc hành vi bạo lực gia đình đã hoặc có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phân công Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Công an xã) xử lý.

- Trường hợp tin báo, tố giác về tội phạm thì việc tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

- Quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Những cơ quan nào có trách nhiệm tiến hành hòa giải về bạo lực gia đình?

Tại Điều 18 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) có quy định về chủ thể tiến hành hòa giải về bạo lực gia đình như sau:

Chủ thể tiến hành hòa giải
1. Thành viên gia đình, dòng họ có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp nhằm phòng ngừa hành vi bạo lực gia đình phát sinh hoặc tái diễn.
Trong trường hợp cần thiết có thể mời chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng dân cư, người thân, người trong cơ quan, tổ chức của chủ thể có mâu thuẫn, tranh chấp và người được đào tạo hoặc có kinh nghiệm về công tác xã hội, tâm lý học, người có kinh nghiệm trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình tham gia hòa giải.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa người thuộc cơ quan, tổ chức đó với thành viên gia đình của họ khi có đề nghị của thành viên gia đình; trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan, tổ chức ở địa phương để hòa giải.
3. Tổ hòa giải ở cơ sở có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp và vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở.
4. Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức, cá nhân khác hướng dẫn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho hòa giải viên của Tổ hòa giải ở cơ sở.

Như vậy, những người, cơ quan có trách nhiệm tiến hành hòa giải về bạo lực gia đình bao gồm:

- Thành viên gia đình, dòng họ.

- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức theo nghị của thành viên gia đình;

- Tổ hòa giải ở cơ sở;

- Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bạo lực gia đình

Mạc Duy Văn

Bạo lực gia đình
Hỏi đáp mới nhất về Bạo lực gia đình
Hỏi đáp Pháp luật
Quan hệ tình dục trái ý muốn với vợ, có là hành vi bạo lực gia đình?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/07/2023 Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có trách nhiệm gì trong phòng chống bạo lực gia đình?
Hỏi đáp Pháp luật
Vợ im lặng không nói chuyện với chồng có là bạo lực gia đình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân giúp sức cho người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình có thể bị phạt hành chính đến 10.000.000 đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Các biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình là gì? Có được đăng tải hình ảnh về hành vi bạo lực gia đình lên Internet trong quá trình giải quyết vụ việc không?
Hỏi đáp pháp luật
Có phải là hành vi bạo lực gia đình không khi ép vợ quan hệ tình dục?
Hỏi đáp Pháp luật
Người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình để đòi tiền công hỗ trợ bị xử phạt hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình tại cơ quan nào? Tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình được xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những biện pháp nào giúp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình? Trường hợp nào phải yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã để làm việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị bạo lực gia đình có những quyền lợi nào?
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bạo lực gia đình có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào