Để hành nghề luật sư cần đáp ứng những điều kiện nào? Việc cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư với người tham gia đào tạo nghề luật sư được thực hiện như thế nào?
Để hành nghề luật sư cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ quy định tại Điều 11 Luật Luật sư 2006 có quy định về điều kiện hành nghề luật sư như sau:
Điều kiện hành nghề luật sư
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này muốn được hành nghề luật sư phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư.
Điều 10 Luật Luật sư 2006 quy định như sau:
Tiêu chuẩn luật sư
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.
Theo quy định nói trên, để trở thành luật sư và hành nghề luật sư cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc,
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật,
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật,
- Đã được đào tạo nghề luật sư,
- Đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư,
- Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư
- Có Chứng chỉ hành nghề luật sư
- Gia nhập một Đoàn luật sư.
Để hành nghề luật sư cần đáp ứng những điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Việc cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư với người tham gia đào tạo nghề luật sư được thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 17 Luật Luật sư 2006, việc cấp chứng chỉ hành nghề luật sư với người tham gia đào tạo nghề luật sư được thực hiện như sau:
- Bước 1: Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư gửi hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư nơi đăng ký tập sự.
Hồ sơ cấp gồm có:
+ Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;
+ Sơ yếu lý lịch;
+ Phiếu lý lịch tư pháp;
+ Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;
+ Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư;
+ Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư;
+ Giấy chứng nhận sức khoẻ.
- Bước 2: Trong 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có văn bản đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư kèm theo hồ sơ gửi Bộ Tư pháp.
- Bước 3: Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:
Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;
Trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Người hành nghề luật sư bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư khi nào?
Khoản 1 Điều 18 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định về các trường hợp người hành nghề luật sư bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư như sau:
Thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư
1. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư mà thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 của Luật này;
b) Được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Không còn thường trú tại Việt Nam;
d) Không gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;
đ) Không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân trong thời hạn ba năm, kể từ ngày gia nhập Đoàn luật sư;
e) Thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng;
g) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư;
h) Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn; bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
i) Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật;
k) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
...
Theo đó, người hành nghề luật sư bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư khi:
- Không còn đủ tiêu chuẩn luật sư;
- Được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
- Không còn thường trú tại Việt Nam;
- Không gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;
- Không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân trong thời hạn ba năm, kể từ ngày gia nhập Đoàn luật sư;
- Thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng;
- Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư;
- Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn; bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
- Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật;
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Điều kiện trở thành luật sư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?