Ngân hàng phá sản thì người có chứng chỉ tiền gửi có được đền bù tiền bảo hiểm không?

Ngân hàng phá sản thì người có chứng chỉ tiền gửi có được đền bù tiền bảo hiểm không? Tiền gửi không được bảo hiểm khi ngân hàng phá sản? Phí bảo hiểm tiền gửi vào ngân hàng được tính dựa trên cơ sở nào?

Ngân hàng phá sản thì người có chứng chỉ tiền gửi có được đền bù tiền bảo hiểm không?

Căn cứ Điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định như sau:

Tiền gửi được bảo hiểm
Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, trừ các loại tiền gửi quy định tại Điều 19 của Luật này.

Như vậy, tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.

Do đó, khi tổ chức tín dụng là ngân hàng phá sản thì người có chứng chỉ tiền gửi vẫn được đền bù tiền bảo hiểm theo quy định.

Ngân hàng phá sản thì người có chứng chỉ tiền gửi có được đền bù tiền bảo hiểm không?

Ngân hàng phá sản thì người có chứng chỉ tiền gửi có được đền bù tiền bảo hiểm không? (Hình từ Internet)

Tiền gửi không được bảo hiểm khi ngân hàng phá sản?

Theo Điều 19 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định như sau:

Tiền gửi không được bảo hiểm
1. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.
2. Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
3. Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.

Theo đó, các loại tiền gửi sau sẽ không được bảo hiểm đền bù khi ngân hàng phá sản:

- Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó.

- Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.

- Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.

Phí bảo hiểm tiền gửi vào ngân hàng được tính dựa trên cơ sở nào?

Theo Điều 20 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định như sau:

Phí bảo hiểm tiền gửi
1. Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Căn cứ vào khung phí bảo hiểm tiền gửi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này.
3. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
4. Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp.
5. Phí bảo hiểm tiền gửi được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Theo đó, phí bảo hiểm tiền gửi vào ngân hàng được tính trên cơ sở số dư tiền gửi bình quân của tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Phí bảo hiểm tiền gửi được tính và nộp định kỳ hàng quý trong năm tài chính.

Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp.

Trân trọng!

Bảo hiểm tiền gửi
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bảo hiểm tiền gửi
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi là gì? Ngân hàng phá sản thì hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi tối đa là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chính thức: Tăng vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ ngày 20/11/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Các khoản thu, chi của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bằng ngoại tệ có phải quy đổi về đồng Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Các khoản chi nào Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được hạch toán vào chi phí?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp lại Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi dành cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi có bắt buộc phải hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phiếu đăng ký tham gia bảo hiểm tiền gửi mới nhất 2023? Thành phần hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hiện nay hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi là bao nhiêu? Trường hợp số tiền gửi vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm thì số tiền đó được xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng phá sản thì người có chứng chỉ tiền gửi có được đền bù tiền bảo hiểm không?
Hỏi đáp pháp luật
Người gửi tiền sẽ được đền bù tối đa bao nhiêu tiền khi ngân hàng phá sản?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo hiểm tiền gửi
Phan Hồng Công Minh
2,949 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bảo hiểm tiền gửi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào