Mục đích của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2023 là gì?
Mục đích của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2023 là gì?
Ngày 15/02/2023 Bộ Y tế có Công văn 688/BYT-MT năm 2023 tổ chức Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2023
Trong đó, mục đích của Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2023 tổ chức từ ngày 01 đến ngày 31 tháng 5 năm 2023 là:
Mục đích
- Tạo cao điểm về tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức của người sử dụng lao động, người lao động trong việc phòng ngừa, kiểm soát yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc nhằm cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo sức khỏe, phòng, chống bệnh nghề nghiệp, phòng, chống dịch COVID-19, phòng, chống các dịch bệnh khác, bảo đảm tính mạng của người lao động tại các cơ sở lao động.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành; Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Luật An toàn thực phẩm và các Hướng dẫn của Ban chỉ đạo quốc gia, của Bộ Y tế về phòng, chống dịch COVID-19, các dịch bệnh khác; Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2020-2030”; Quyết 3431/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hành động của Bộ Y tế triển khai Quyết định số 659/QĐ-TTg ngày 20/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thúc đẩy các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các đơn vị sự nghiệp triển khai các chương trình hành động cụ thể để phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN), xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, đánh giá nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ, xây dựng văn hóa an toàn tại nơi làm việc, góp phần hạn chế TNLĐ, BNN, đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ.
Như vậy, Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2023 được tổ chức sẽ có 3 mục đích chính là:
- Tuyên truyền nâng cao ý thức của người lao động, người sử dụng lao động;
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền Luật An toàn, vệ sinh lao động;
- Thúc đẩy triển khai các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Bộ Y tế tổ chức Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động từ ngày 01 đến ngày 31 tháng 5 năm 2023 (Hình từ Internet)
Các chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động?
Tại Điều 4 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định về chính sách của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động như sau:
Chính sách của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động
1. Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.
2. Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.
3. Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.
4. Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
5. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.
Như vậy, các chính sách của nhà nước về an toàn vệ sinh lao động bao gồm:
- Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động;
- Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn vệ sinh lao động;
- Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động;
- Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong pháp luật về an toàn vệ sinh lao động?
Theo Điều 12 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 các hành vi bị nghiêm cấm trong an toàn vệ sinh lao động bao gồm:
- Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không thực hiện các yêu cầu, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gây tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến người, tài sản, môi trường; buộc người lao động phải làm việc hoặc không được rời khỏi nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính mạng của họ hoặc buộc người lao động tiếp tục làm việc khi các nguy cơ đó chưa được khắc phục.
- Trốn đóng, chậm đóng tiền bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; không chi trả chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động; quản lý, sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp không đúng quy định của pháp luật; truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- Sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không được kiểm định hoặc kết quả kiểm định không đạt yêu cầu hoặc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, hết hạn sử dụng, không bảo đảm chất lượng, gây ô nhiễm môi trường.
- Gian lận trong các hoạt động kiểm định, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động, giám định y khoa để xác định mức suy giảm khả năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động, người sử dụng lao động.
- Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; phân biệt đối xử vì lý do người lao động từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình; phân biệt đối xử vì lý do đã thực hiện công việc, nhiệm vụ bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở của người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, an toàn, vệ sinh viên, người làm công tác y tế.
- Sử dụng lao động hoặc làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động khi chưa được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
- Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?