Việc khám bệnh chữa bệnh lưu động bao gồm các hoạt động nào?

Việc khám bệnh chữa bệnh lưu động bao gồm các hoạt động nào? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Việc khám bệnh chữa bệnh lưu động bao gồm các hoạt động nào?

Tại Điều 79 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về các hoạt động khám bệnh chữa bệnh lưu động như sau:

Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động
1. Các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động bao gồm:
a) Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp ngoài địa điểm khám bệnh, chữa bệnh ghi trong giấy phép hoạt động;
b) Khám bệnh, chữa bệnh tại nhà, khám sức khỏe tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt.
2. Điều kiện thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động được quy định như sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này phải được cung cấp bởi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ người hành nghề, thiết bị y tế, cơ sở vật chất và các điều kiện khác phù hợp với quy mô và phạm vi cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh lưu động, trừ các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại nhà do nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn, bản thực hiện;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 88 của Luật này;
c) Được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức hoạt động khám bệnh, chữa bệnh lưu động đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này, trừ trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc lực lượng vũ trang tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, hoạt động khám bệnh chữa bệnh lưu động sẽ bao gồm các hoạt động:

- Hoạt động khám bệnh chữa bệnh lưu động cung cấp ngoài địa điểm khám bệnh, chữa bệnh ghi trong giấy phép hoạt động;

- Khám bệnh chữa bệnh tại nhà, khám sức khỏe tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt.

Việc khám bệnh chữa bệnh lưu động bao gồm các hoạt động nào?

Việc khám bệnh chữa bệnh lưu động bao gồm các hoạt động nào? (Hình từ Internet)

Việc khám bệnh chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề với người bệnh được thực hiện như thế nào?

Tại Điều 80 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về việc khám bệnh chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề với người bệnh như sau:

Khám bệnh, chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa
1. Khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề với người bệnh được thực hiện như sau:
a) Khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa người hành nghề với người bệnh phải thực hiện theo phạm vi hành nghề của người hành nghề; việc chữa bệnh từ xa phải theo danh mục bệnh, tình trạng bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
b) Người hành nghề phải chịu trách nhiệm về kết quả chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc của mình.
2. Hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện như sau:
a) Người hành nghề trực tiếp khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về kết quả khám bệnh, chữa bệnh của mình;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hỗ trợ phải chi trả chi phí hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hỗ trợ theo mức thỏa thuận giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Chính phủ quy định chi tiết về khám bệnh, chữa bệnh từ xa và hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa.

Theo đó, việc khám bệnh chữa bệnh từ xa phải thực hiện theo phạm vi hành nghề của người hành nghề; phải theo danh mục bệnh, tình trạng bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; người hành nghề phải chịu trách nhiệm về kết quả chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp chữa bệnh và kê đơn thuốc của mình.

Những trường hợp nào bắt buộc phải chữa bệnh?

Tại Điều 82 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về những trường hợp bắt buộc phải chữa bệnh như sau:

Bắt buộc chữa bệnh
1. Các trường hợp bắt buộc chữa bệnh theo quy định của Luật này bao gồm:
a) Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
b) Người mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát; người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động có khả năng gây nguy hại cho bản thân hoặc có hành vi gây nguy hại cho người khác hoặc phá hoại tài sản;
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật
2. Chính phủ quy định về biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, các trường hợp bắt buộc chữa bệnh gồm:

- Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A

- Người mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng, hành vi tự sát; người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động có khả năng gây nguy hại cho bản thân hoặc có hành vi gây nguy hại cho người khác hoặc phá hoại tài sản;

- Một số loại bệnh khác theo quy định của pháp luật.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.

Trân trọng!

Khám chữa bệnh lưu động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh lưu động
Hỏi đáp Pháp luật
Việc khám bệnh chữa bệnh lưu động bao gồm các hoạt động nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh lưu động
Huỳnh Minh Hân
2,512 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Khám chữa bệnh lưu động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào