Việc quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm sẽ bao gồm những nội dung nào?

Việc quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm sẽ bao gồm những nội dung nào? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Việc quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm sẽ bao gồm những nội dung nào?

Tại Điều 54 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định về các nội dung quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:

Nội dung quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Xây dựng, thực hiện chiến lược, chính sách phát triển hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm trong phạm vi cả nước.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
3. Tổ chức, quản lý hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm; xây dựng và quản lý các cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm; hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về đăng ký biện pháp bảo đảm.
4. Xây dựng, vận hành và quản lý cơ sở dữ liệu; quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu về đăng ký biện pháp bảo đảm.
5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
6. Hợp tác quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật về các nội dung liên quan đến quản lý nhà nước quy định tại Điều này.
7. Thống kê đăng ký biện pháp bảo đảm; tổng hợp và báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
8. Kiểm tra, thanh tra, theo dõi thi hành pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.
9. Nhiệm vụ, quyền hạn khác quy định tại Nghị định này, pháp luật khác có liên quan.

Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm sẽ bao gồm 05 nội dung, điển hình như:

- Xây dựng, thực hiện chiến lược, chính sách phát triển hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm trong phạm vi cả nước;

- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.

...và một số nội dung khác theo quy định.

Việc quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm sẽ bao gồm những nội dung nào?

Việc quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm sẽ bao gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)

Bộ Tư pháp có nhiệm vụ, quyền hạn gì trong việc đăng ký biện pháp bảo đảm?

Tại khoản 2 Điều 55 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong việc đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm
...
2. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Xây dựng, thực hiện chiến lược, chính sách phát triển hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm theo thẩm quyền;
b) Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
c) Hướng dẫn tổ chức thực hiện, hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với các văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm;
d) Quản lý nhà nước đối với cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản không phải là tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung, bằng cây hằng năm, công trình tạm; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn về đăng ký biện pháp bảo đảm bằng động sản không phải là tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung, bằng cây hằng năm, công trình tạm; đối với việc cấp tài khoản đăng ký trực tuyến, cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm; xây dựng, vận hành và quản lý hệ thống đăng ký trực tuyến, cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm bằng động sản không phải là tàu bay, tàu biển, chứng khoán đã đăng ký tập trung, bằng cây hằng năm, công trình tạm;
đ) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức đào tạo nghiệp vụ, tập huấn, bồi dưỡng pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm;
e) Hợp tác quốc tế về đăng ký biện pháp bảo đảm;
g) Kiểm tra, thanh tra, theo dõi thi hành pháp luật theo thẩm quyền về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm; xử lý vi phạm và giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm theo thẩm quyền;
h) Thống kê, tổng hợp, báo cáo Chính phủ về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm trong phạm vi cả nước;
i) Phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan liên quan quy định tại điểm a khoản 3, các điểm a, b và c khoản 4, các điểm b, c và đ khoản 6 Điều này;
k) Nhiệm vụ, quyền hạn khác được Chính phủ giao.

Như vậy, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong việc đăng ký biện pháp bảo đảm gồm:

- Xây dựng, thực hiện chiến lược, chính sách phát triển hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm theo thẩm quyền;

- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;

... và một số nội dung khác theo quy định.

Nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tài nguyên và môi trường trong việc đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?

Tại khoản 3 Điều 55 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Bộ Tài nguyên và môi trường trong việc đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:

Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Quản lý nhà nước về cơ sở dữ liệu đối với biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, cơ sở dữ liệu đối với biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển; hướng dẫn và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối với Văn phòng đăng ký đất đai; biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng khu vực biển, tài sản gắn liền với khu vực biển đối với cơ quan đăng ký có thẩm quyền;
b) Phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ nêu tại các điểm a, b, c, đ, g và k khoản 2 Điều này.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ, quyền hạn:

Quản lý nhà nước về cơ sở dữ liệu đối với biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất,...

Phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

Trân trọng

Đăng ký biện pháp bảo đảm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đăng ký biện pháp bảo đảm
Hỏi đáp Pháp luật
Tải mẫu 02d Nghị định 99 và hướng dẫn cách điền?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm có phải chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết khiếu nại về đăng ký biện pháp bảo đảm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện xét thăng hạng đối với viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 3 lên hạng 2 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 11/2024/TT-BTP quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 10/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Đăng ký biện pháp bảo đảm?
Hỏi đáp Pháp luật
Có thể nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đồng thời với hồ sơ đăng ký biến động đất đai khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được phép từ chối đăng ký biện pháp bảo đảm khi người yêu cầu đăng ký không nộp phí?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký biện pháp bảo đảm online mới nhất 2023? Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phí đăng ký giao dịch bảo đảm được áp dụng từ ngày 15/11/2023 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo về việc chỉnh lý thông tin sai sót trong nội dung đã được đăng ký biện pháp bảo đảm năm 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đăng ký biện pháp bảo đảm
Huỳnh Minh Hân
708 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào