Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với nhà ở hình thành trong tương lai bao gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với nhà ở hình thành trong tương lai được quy định như thế nào? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với nhà ở hình thành trong tương lai được quy định như thế nào?

Tại Điều 30 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với nhà ở hình thành trong tương lai như sau:

Hồ sơ đăng ký đối với nhà ở hình thành trong tương lai, tài sản khác gắn liền với đất hình thành trong tương lai không thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình không phải là nhà ở, dự án đầu tư nông nghiệp, dự án phát triển rừng, dự án khác có sử dụng đất
1. Trường hợp bên bảo đảm đồng thời là người sử dụng đất, hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 27 Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng đất (bản gốc);
c) Giấy phép xây dựng (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực) đối với trường hợp thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai, trừ trường hợp được miễn giấy phép theo quy định của Luật Xây dựng.
2. Trường hợp bên bảo đảm không đồng thời là người sử dụng đất, hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 27 Nghị định này và tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất về việc người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng, tạo lập nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).

Theo đó, hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với nhà ở hình thành trong tương lai được chia thành 02 trường hợp: trường hợp bên bảo đảm đồng thời là người sử dụng đất và trường hợp bên bảo đảm không đồng thời là người sử dụng đất. Mỗi trường hợp sẽ có hồ sơ đăng ký khác nhau.

Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với nhà ở hình thành trong tương lai được quy định như thế nào?

Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với nhà ở hình thành trong tương lai bao gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)

Khi đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản gắn liền với đất đã hình thành không phải là nhà, không quy định phải đăng ký quyền sở hữu và chưa được đăng ký quyền sở hữu theo yêu cầu thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Tại Điều 31 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đăng ký đối với tài sản gắn liền với đất đã hình thành không phải là nhà ở mà pháp luật không quy định phải đăng ký quyền sở hữu và cũng chưa được đăng ký quyền sở hữu theo yêu cầu như sau:

Hồ sơ đăng ký đối với tài sản gắn liền với đất đã hình thành không phải là nhà ở mà pháp luật không quy định phải đăng ký quyền sở hữu và cũng chưa được đăng ký quyền sở hữu theo yêu cầu
1. Giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 27 Nghị định này.
2. Giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng đất (bản gốc) hoặc văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất về việc người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng, tạo lập tài sản gắn liền với đất trong trường hợp bên bảo đảm không đồng thời là người sử dụng đất (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
3. Giấy phép xây dựng (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực) trong trường hợp tài sản bảo đảm là công trình xây dựng, trừ trường hợp được miễn giấy phép theo quy định của Luật Xây dựng.

Theo đó, hồ sơ đăng ký đối với tài sản gắn liền với đất đã hình thành không phải là nhà ở mà pháp luật không quy định phải đăng ký quyền sở hữu và cũng chưa được đăng ký quyền sở hữu theo yêu cầu sẽ bao gồm:

- Phiếu yêu cầu theo Mẫu

- Hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng bảo đảm có công chứng, chứng thực trong trường hợp Luật có liên quan quy định

- Giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng đất (bản gốc) hoặc văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất về việc người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng, tạo lập tài sản gắn liền với đất trong trường hợp bên bảo đảm không đồng thời là người sử dụng đất.

- Giấy phép xây dựng trong trường hợp tài sản bảo đảm là công trình xây dựng.

Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở sẽ bao gồm những loại giấy tờ gì?

Tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 99/2022/NĐ-CP có quy định về hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở như sau:

Hồ sơ đăng ký đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình không phải là nhà ở, dự án đầu tư nông nghiệp, dự án phát triển rừng, dự án khác có sử dụng đất
1. Hồ sơ đăng ký đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình không phải là nhà ở bao gồm:
a) Giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 27 Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận (bản gốc) hoặc Quyết định giao đất, cho thuê đất do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư trong trường hợp tài sản bảo đảm là dự án đầu tư xây dựng nhà ở mà chưa có Giấy chứng nhận đối với quyền sử dụng đất (01 bản chính); Giấy chứng nhận (bản gốc) trong trường hợp tài sản bảo đảm là dự án đầu tư xây dựng công trình không phải là nhà ở;
c) Giấy phép xây dựng, trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
d) Quyết định phê duyệt dự án hoặc quyết định đầu tư dự án hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ về việc chấp thuận, cho phép thực hiện dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
đ) Một trong các loại bản vẽ thiết kế theo quy định của pháp luật về xây dựng thể hiện được mặt bằng công trình của dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).

Theo đó, hồ sơ đăng ký đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình không phải là nhà ở bao gồm: phiếu yêu cầu theo mẫu; hợp đồng bảo đảm hoặc hợp đồng bảo đảm có công chứng, chứng thực trong trường hợp Luật có liên quan quy định; giấy phép xây dựng, trừ trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng và một số loại giấy tờ khác theo quy định.

Trân trọng!

Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục giải quyết hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tàu bay được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với nhà ở hình thành trong tương lai bao gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm đối với quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã được chứng nhận quyền sở hữu bao gồm những loại giấy tờ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự tiếp nhận hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Có được nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm qua trực tuyến không?
Hỏi đáp pháp luật
04 phương thức nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm
Hỏi đáp pháp luật
Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm tàu biển
Hỏi đáp pháp luật
Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp qua đường bưu điện hoặc qua thư điện tử được tiếp nhận như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp theo những phương thức nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp trực tiếp được tiếp nhận như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm
Huỳnh Minh Hân
537 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào