Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được gửi bằng phương thức nào?
- Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được gửi bằng phương thức nào?
- Ai là người có trách nhiệm báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính?
- Việc chỉnh lý, bổ sung báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện như thế nào?
Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được gửi bằng phương thức nào?
Điều 4 Thông tư 01/2023/TT-BTP quy định về hình thức báo cáo và phương thức gửi, nhận báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:
Hình thức báo cáo và phương thức gửi, nhận báo cáo
1. Báo cáo được thể hiện bằng một trong các hình thức sau:
a) Báo cáo bằng văn bản (là bản có chữ ký, họ tên của Thủ trưởng cơ quan báo cáo và đóng dấu phát hành theo quy định). Các biểu mẫu tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo phải được đóng dấu giáp lai;
b) Báo cáo bằng văn bản điện tử có chữ ký số.
2. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau:
a) Gửi trực tiếp;
b) Gửi qua dịch vụ bưu chính;
c) Gửi qua fax;
d) Gửi qua hệ thống thư điện tử dưới dạng tệp ảnh (định dạng PDF) hoặc văn bản điện tử có ký số;
đ) Gửi qua Hệ thống văn bản và Điều hành;
e) Phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định nêu trên, việc gửi báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện thông qua các hình thức như:
- Gửi trực tiếp;
- Gửi qua dịch vụ bưu chính;
- Gửi qua fax;
- Gửi qua hệ thống thư điện tử dưới dạng tệp ảnh (định dạng PDF) hoặc văn bản điện tử có ký số;
- Gửi qua Hệ thống văn bản và Điều hành;
- Phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Việc gửi báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện bằng phương thức nào? (Hình từ Internet)
Ai là người có trách nhiệm báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính?
Điều 2 Thông tư 01/2023/TT-BTP quy định về trách nhiệm báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:
Trách nhiệm báo cáo
1. Cơ quan lập báo cáo có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, trung thực, chính xác các nội dung trong mẫu đề cương báo cáo và các biểu mẫu số liệu báo cáo quy định tại Điều 5 và bảo đảm thời gian chốt số liệu, thời hạn gửi báo cáo theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3 Thông tư này.
2. Các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổng hợp đầy đủ, trung thực, chính xác các nội dung trong mẫu đề cương báo cáo và các biểu mẫu số liệu báo cáo quy định tại Điều 5 Thông tư này và gửi đến cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp để tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp, đồng thời gửi Ủy ban nhân dân cùng cấp nơi tổ chức đóng trụ sở biết.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp không tổng hợp số liệu báo cáo của các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn vào báo cáo gửi đến cơ quan nhận báo cáo.
Theo quy định nêu trên, trách nhiệm báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc về các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
Việc chỉnh lý, bổ sung báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện như thế nào?
Điều 6 Thông tư 01/2023/TT-BTP quy định về việc chỉnh lý, bổ sung báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:
Chỉnh lý, bổ sung báo cáo
1. Trường hợp phải chỉnh lý, bổ sung nội dung, số liệu trong báo cáo, cơ quan lập báo cáo có trách nhiệm gửi báo cáo đã được chỉnh lý, bổ sung, kèm theo văn bản giải trình rõ về việc chỉnh lý, bổ sung và phải có chữ ký xác nhận của người có thẩm quyền, đóng dấu theo quy định.
2. Trường hợp báo cáo bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung, số liệu trong báo cáo và các biểu mẫu số liệu kèm theo thì báo cáo, biểu mẫu đó không có giá trị báo cáo.
Theo đó, trường hợp phải chỉnh lý, bổ sung nội dung, số liệu trong báo cáo, cơ quan lập báo cáo có trách nhiệm gửi báo cáo đã được chỉnh lý, bổ sung, kèm theo văn bản giải trình rõ về việc chỉnh lý, bổ sung và phải có chữ ký xác nhận của người có thẩm quyền, đóng dấu.
Trường hợp báo cáo bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung, số liệu trong báo cáo và các biểu mẫu số liệu kèm theo thì báo cáo, biểu mẫu đó không có giá trị báo cáo.
*Lưu ý: Thông tư 01/2023/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 03 tháng 3 năm 2023.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?