Trong công tác công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thì Cục thú y có trách nhiệm như thế nào?

Trong công tác công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thì Cục thú y có trách nhiệm như thế nào? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Trong công tác công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thì Cục thú y có trách nhiệm như thế nào?

Tại Điều 35 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về trách nhiệm của Cục Thú y trong công tác công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật như sau:

Cục Thú y
1. Tổ chức hướng dẫn, thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
2. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động của phòng thử nghiệm xét nghiệm bệnh động vật theo quy định tại khoản 6 Điều 7 của Thông tư này.
3. Công bố danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cổng thông tin điện tử của Cục Thú y.
4. Tổ chức quản lý và hằng năm xây dựng kế hoạch đánh giá định kỳ các cơ sở, vùng đã được công nhận an toàn dịch bệnh.
5. Bảo mật và lưu giữ hồ sơ liên quan đến việc đăng ký, kiểm tra, đánh giá, thẩm định và công nhận cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.
6. Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về:
a) Lấy mẫu, bảo quản mẫu cho cơ quan thú y cấp tỉnh và các cơ sở, vùng có nhu cầu;
b) Kiểm tra, đánh giá và công nhận cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh.
7. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thanh tra cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh, bao gồm hoạt động lấy mẫu, xét nghiệm mẫu giám sát dịch bệnh động vật trên phạm vi toàn quốc.
8. Tổ chức kiểm tra, đánh giá đột xuất khi phát hiện vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh có nguy cơ phát sinh, làm lây lan dịch bệnh.
9. Tổ chức xây dựng hệ thống báo cáo trực tuyến quốc gia, ứng dụng công nghệ thông tin và có lộ trình chuyển đổi số trong công tác thú y, quản lý cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.

Như vậy, Cục thú y sẽ có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận; hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận của Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh... và các nội dung khác theo quy định.

Cục thú y có trách nhiệm như thế nào trong công tác công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật?

Cục thú y có trách nhiệm như thế nào trong công tác công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật? (Hình từ Internet)

Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh có trách nhiệm như thế nào trong công tác công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật?

Tại Điều 36 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh trong công tác công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật như sau:

Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh
1. Tổ chức thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
2. Thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo của Cục Thú y trong quá trình thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp, cấp lại Giấy chứng nhận, kiểm tra, thanh tra hoạt động của phòng thử nghiệm xét nghiệm bệnh động vật trên địa bàn.
3. Công bố công khai danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cổng thông tin điện tử hoặc tại trụ sở của đơn vị.
4. Tổ chức quản lý và hằng năm xây dựng kế hoạch đánh giá định kỳ các cơ sở, vùng đã được công nhận an toàn dịch bệnh. Tổ chức kiểm tra, đánh giá đột xuất theo thẩm quyền khi phát hiện vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh có nguy cơ phát sinh, làm lây lan dịch bệnh.
5. Bảo mật và lưu giữ hồ sơ liên quan đến việc đăng ký, kiểm tra, đánh giá, thẩm định và công nhận cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.
6. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh theo thẩm quyền, bao gồm cả lấy mẫu giám sát dịch bệnh động vật tại các cơ sở do Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận.
7. Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về lấy mẫu, bảo quản mẫu cho các cơ sở, vùng có nhu cầu.
8. Báo cáo Cục Thú y
a) Những trường hợp vượt thẩm quyền xử lý hoặc chưa có quy định;
b) Danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật được cấp, cấp lại Giấy chứng nhận; danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật có Giấy chứng nhận hết hiệu lực ở địa phương;
c) Thông tin, số liệu về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.

Theo đó, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận; thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo của Cục Thú y trong quá trình thẩm định, kiểm tra, đánh giá và cấp, cấp lại Giấy chứng nhận, kiểm tra, thanh tra hoạt động của phòng thử nghiệm xét nghiệm bệnh động vật trên địa bàn và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.

Vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh có trách nhiệm như thế nào trong công tác công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật?

Tại Điều 37 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về trách nhiệm vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh trong công tác công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật như sau:

Cơ sở, vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh
1. Tuân thủ các hướng dẫn, kế hoạch giám sát dịch bệnh đã được phê duyệt.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc giám sát, thẩm định, đánh giá, kiểm tra, thanh tra tại cơ sở, vùng đăng ký an toàn dịch bệnh.
3. Thực hiện duy trì điều kiện của cơ sở, vùng theo quy định tại Điều 21 hoặc Điều 34 Thông tư này sau khi được công nhận an toàn dịch bệnh.
4. Thông báo kịp thời và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết các yêu cầu của nước nhập khẩu.
5. Cung cấp, báo cáo đầy đủ thông tin, dữ liệu về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh thông qua hệ thống báo cáo trực tuyến quốc gia.
6. Chi trả các chi phí liên quan theo quy định hiện hành.

Theo đó, cơ sở, vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh cần phải tuân thủ các hướng dẫn, kế hoạch giám sát dịch bệnh đã được phê duyệt; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện việc giám sát, thẩm định, đánh giá, kiểm tra, thanh tra tại cơ sở, vùng đăng ký an toàn dịch bệnh và các nội dung khác theo quy định.

Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.

Trân trọng!

Vùng an toàn dịch bệnh động vật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vùng an toàn dịch bệnh động vật
Hỏi đáp Pháp luật
Trong công tác công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thì Cục thú y có trách nhiệm như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật được cấp lại trong những trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tại vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật sẽ tiến hành đánh giá những nội dung nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật bao gồm những giấy tờ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vùng an toàn dịch bệnh động vật
Huỳnh Minh Hân
855 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào