Cơ sở kinh doanh xăng dầu ngừng bán hàng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dịp Tết Nguyên đán bị phạt bao nhiêu tiền?

Vào dịp Tết tôi có đi đổ xăng thì có một số cơ sở kinh doanh xăng dầu ngưng bán chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thì xử phạt như thế nào? - Câu hỏi của Hạ Vy (Hà Nam).

Cơ sở kinh doanh xăng dầu ngừng bán hàng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dịp Tết Nguyên đán bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 35 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính với cơ sở kinh doanh xăng dầu ngừng bán hàng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dịp Tết Nguyên đán như sau:

Hành vi vi phạm quy định khác về bán lẻ xăng dầu
...
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Không bán hàng, ngừng bán hàng khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Giảm lượng hàng bán ra so với thời gian trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
...

Theo Điều 5 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Quy định về mức phạt tiền
Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức.

Như vậy, cơ sở kinh doanh xăng dầu ngưng bán hàng khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức. Và phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân.

cơ sở kinh doanh

Cơ sở kinh doanh xăng dầu ngưng bán hàng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dịp Tết bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ sở kinh doanh xăng dầu được ngưng bán hàng khi nào?

Tại Điều 26 Nghị định 83/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xăng dầu đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu
1. Kiểm soát cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình.
2. Thông báo bằng văn bản về thời gian ngừng bán hàng gửi Sở Công Thương nơi cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu, trong đó ghi rõ lý do ngừng bán hàng.
3. Niêm yết giá bán các loại xăng dầu và bán đúng giá niêm yết.
4. Tại khu vực bán hàng, chỉ được treo biển hiệu của thương nhân cung cấp xăng dầu cho cửa hàng là thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu. Biển hiệu phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật.
5. Ghi rõ thời gian bán hàng tại khu vực bán hàng, thuận tiện cho quan sát của người mua hàng.
6. Chỉ ngừng bán hàng sau khi được Sở Công Thương chấp thuận bằng văn bản, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng (cháy nổ, lũ lụt hoặc đã nỗ lực áp dụng các biện pháp khắc phục nhưng không thể duy trì việc bán hàng).
7. Chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng, giá xăng dầu niêm yết, bán ra theo quy định.
8. Trước ba mươi (30) ngày, trước khi ngừng lấy hàng của thương nhân cung cấp cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu, thương nhân sở hữu cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải báo cáo và đề nghị Sở Công Thương điều chỉnh Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu đã cấp cho cửa hàng bán lẻ xăng dầu.

Căn cứ quy định trên, cơ sở kinh doanh xăng dầu được ngưng bán hàng sau khi được Sở Công Thương chấp thuận bằng văn bản, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng (cháy nổ, lũ lụt hoặc đã nỗ lực áp dụng các biện pháp khắc phục nhưng không thể duy trì việc bán hàng).

Cơ sở kinh doanh xăng dầu giảm thời gian bán hàng vào dịp Tết Nguyên đán bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo điểm a khoản 4 Điều 35 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính với cơ sở kinh doanh xăng dầu giảm thời gian bán hàng vào dịp Tết Nguyên đán như sau:

Hành vi vi phạm quy định khác về bán lẻ xăng dầu
...
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giảm thời gian bán hàng so với thời gian niêm yết hoặc so với thời gian bán hàng trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
...

Theo Điều 5 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Quy định về mức phạt tiền
Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức.

Theo đó, cơ sở kinh doanh xăng dầu giảm thời gian bán hàng vào dịp Tết Nguyên đán bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức và từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân.

Trân trọng!

Cơ sở kinh doanh xăng dầu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cơ sở kinh doanh xăng dầu
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ sở kinh doanh xăng dầu ngừng bán hàng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dịp Tết Nguyên đán bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ sở kinh doanh xăng dầu
Tạ Thị Thanh Thảo
1,215 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cơ sở kinh doanh xăng dầu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cơ sở kinh doanh xăng dầu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào