-
Quyền sử dụng đất
-
Chuyển quyền sử dụng đất
-
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
-
Góp vốn bằng quyền sử dụng đất
-
Thế chấp quyền sử dụng đất
-
Tặng cho quyền sử dụng đất
-
Chuyển đổi quyền sử dụng đất
-
Thừa kế quyền sử dụng đất
-
Cho thuê quyền sử dụng đất
-
Cho thuê lại quyền sử dụng đất
-
Điều kiện chuyển quyền sử dụng đất
-
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
-
Giá đất
-
Tranh chấp đất đai
-
Chuyển mục đích sử dụng đất
-
Đấu giá quyền sử dụng đất
-
Thời hạn sử dụng đất
-
Thu hồi đất
-
Nghĩa vụ tài chính về đất đai
-
Trưng dụng đất
-
Giao đất
-
Cho thuê đất
Chủ thể ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất
1. Trường hợp thứ nhất: Quyền sử dụng đất mà bố mẹ bạn định cho bạn được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên cá nhân bố mẹ bạn. Trường hợp này chỉ có bố mẹ bạn là là chủ sử dụng đối với thửa đất đó và có toàn quyền theo quy định của Luật Đất đai: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Khi làm thủ tục tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bạn thì chỉ cần có bố mẹ bạn mà không cần phải có các anh em bạn ký vào hợp đồng.
2. Trường hợp thứ hai: Quyền sử dụng đất được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên “Hộ …” (hộ gia đình của bố mẹ bạn).
Như vậy, quyền sử dụng đất sẽ trở thành sở hữu chung của hộ gia đình bố mẹ bạn (gồm tất cả những thành viên trong hộ gia đình tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Hiện nay khi làm thủ tục định đoạt tài sản chung (cụ thể trường hợp này là chuyển nhượng/tặng cho quyền sử dụng đất) của hộ gia đình tại cơ quan công chứng thì cần có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong hộ gia đình đó. Trường hợp hộ gia đình có thành viên chưa thành niên, hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì cần có sự đồng ý của người giám hộ theo quy định tại khoản 3 Điều 68 Bộ luật Dân sự. Yêu cầu này được đặt ra nhằm đảm bảo an toàn cho văn bản công chứng cũng như đảm bảo quyền lợi cho tất cả các thành viên của hộ gia đình.
Hiện nay, chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể về việc xác định thành viên trong hộ gia đình. Nhưng thực tế, các tổ chức công chứng, các văn phòng đăng ký nhà đất đều dựa vào sổ hộ khẩu để xác định chủ thể ký hợp đồng chuyển nhượng/tặng cho quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình.
Như vậy, trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên hộ gia đình bố mẹ bạn thì cần căn cứ vào sổ hộ khẩu của bố mẹ bạn tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xác định những thành viên có quyền định đoạt đối với quyền sử dụng đất trên. Nếu tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà các anh chị em nhà bạn đều có trong sổ hộ khẩu thì tất cả mọi người (bố mẹ và các con) đều có quyền định đoạt quyền sử dụng đất trên. Khi làm thủ tục chuyển nhượng/tặng cho quyền sử dụng đất cho bạn thì các anh em bạn phải ký vào hợp đồng đó. Nếu tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ có tên bố mẹ bạn thì chỉ cần bố mẹ bạn ký vào hợp đồng mà không cần anh em bạn ký vào.

Thư Viện Pháp Luật
- Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý tiết lộ thông tin về vụ việc mà mình trợ giúp bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Những công việc nào người lao động chưa đủ 13 tuổi có thể làm? Thủ tục đề nghị sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc được thực hiện như thế nào?
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có được quyền thu hồi giấy phép phổ biến phim phóng sự không?
- Điều kiện để cá nhân được phép hành nghề khám chữa bệnh tại Việt Nam từ 01/01/2024?
- Mẫu đơn đề nghị trả lại giấy phép tài nguyên nước theo quy định mới nhất 2023?