Thừa kế đất đai khi không có di chúc
Theo bạn trình bày, Nhà và đất nơi bạn đang ở đã được Nhà nước công nhận hợp pháp nhưng bạn không nêu rõ giấy tờ Nhà nước công nhận là gì và công nhận cho ai, bạn hay bố, mẹ bạn. Do đó, tôi giả định rằng, nhà và đất này đã được Nhà nước công nhận hợp pháp cho bố, mẹ bạn và các giấy tờ này đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2014.
Để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xử lý vấn đề về thừa kế
Trường hợp bố mẹ bạn mất không để lại di chúc, các anh chị em của (8 người) và người thừa kế của anh trai thứ của bạn hoặc những người có tên trong di chúc lập một văn bản thoả thuận uỷ quyền cho bạn là người đứng ra thực hiện các thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trường hợp cha mẹ bạn để lại di chúc hợp pháp cho nhiều người thừa kế thì những người được được thừa kế theo di chúc cũng thực hiện tương tự việc uỷ quyền như trên.
Trường hợp cha mẹ bạn để lại di chúc hợp pháp cho một mình bạn thì không cần thực hiện bước này.
Bước 2: Xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Bạn nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Phòng Tài Nguyên Môi Trường nơi có đất. Hồ sơ gồm:
- Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT;
- Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);
- Trường hợp bạn muốn đăng ký chứng nhận quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền trên đất, cây lâu năm, bạn tham khảo thêm Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP để chuẩn bị tài liệu cho phù hợp.
Sau khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Phòng Công Chứng hoặc Văn Phòng Công Chứng.
Hồ sơ khai nhận và phân chia di sản thừa kế bao gồm:
- CMND, Hộ khẩu, Giấy khai sinh của các anh chị em của bạn;
- Giấy chứng tử của bố mẹ bạn
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc các giấy tờ khác như đã nêu trên)
Khi khai nhận và phân chia di sản thừa kế, trường hợp có nhiều người cùng được quyền hưởng thừa kế, nếu các đồng thừa kế (anh, chị, em của bạn) đồng ý nhường cho bạn toàn bộ phần đất cha mẹ bạn để lại, anh, chị, em của bạn có thể làm văn bản từ chối nhận di sản hoặc tặng cho phần tài sản họ được thừa kế cho bạn. Bạn có thể dùng các văn bản này để đăng ký cập nhật mình là chủ sở hữu và sử dụng duy nhất đối với toàn bộ diện tích đất và tài sản trên đất.
Ngược lại, nếu các đồng thừa kế khác vẫn muốn thừa hưởng phần di sản của họ, bạn sử dụng biên bản phân chia di sản để thực hiện thủ tục tách thửa xin cấp sổ đỏ riêng cho phần đất bạn được thừa kế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bài dự thi Gửi tương lai xanh 2050 dành cho học sinh THCS?
- Trường hợp nào cho cá nhân thuê đất cần văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Mức lương viên chức loại C hiện nay là bao nhiêu?
- Mẫu thông báo tiệc tất niên công ty kèm file tải về mới nhất năm 2025?
- Tỉnh Vĩnh Long cách TP Hồ Chí Minh bao nhiêu km?