Thanh tra giao thông có được xử phạt lỗi đỗ xe sai quy định không?
Theo quy định về Thẩm quyền xử phạt của Nghị định 171/2013/NĐ-CP (Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/1/2014) thì bên cạnh CSGT, cảnh sát trật tự, CSCĐ, cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, thanh tra giao thông vận tải cũng là lực lượng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Cụ thể, tại Khoản 6, Điều 68 quy định thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ và một số hành vi vi phạm khác quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này, trong đó có Điểm h, Khoản 2, Điều 5.
Đối chiếu theo Điểm h, Khoản 2, Điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm dừng, đỗ xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Như vậy, với vi phạm của bạn là dừng, đỗ xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, thanh tra giao thông xử phạt bạn là đúng quy định, với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Và theo quy định tại Điều 70, Nghị định 171/2013/NĐ-CP, với mức phạt này thì ngay cả thanh tra viên cũng có quyền xử phạt bạn bởi vì thanh tra viên có quyền phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Cụ thể, tại Khoản 6, Điều 68 quy định thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí, cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ, khi phương tiện (có hành vi vi phạm) dừng, đỗ trên đường bộ; hành vi vi phạm quy định về đào tạo sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ và một số hành vi vi phạm khác quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này, trong đó có Điểm h, Khoản 2, Điều 5.
Đối chiếu theo Điểm h, Khoản 2, Điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm dừng, đỗ xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe” sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Như vậy, với vi phạm của bạn là dừng, đỗ xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”, thanh tra giao thông xử phạt bạn là đúng quy định, với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng. Và theo quy định tại Điều 70, Nghị định 171/2013/NĐ-CP, với mức phạt này thì ngay cả thanh tra viên cũng có quyền xử phạt bạn bởi vì thanh tra viên có quyền phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
Thư Viện Pháp Luật
Chia sẻ trên Facebook
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?