Phê bình trong cộng đồng đối với người có hành vi bạo lực gia đình

Chồng tôi thường có hành vi đánh đập, chửi mắng vợ con. Tôi muốn nhờ chính quyền địa phương có biện pháp giúp đỡ, răn đe để chồng tôi không còn có hành vi nói trên thì phải làm sao?

Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau :

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật (khoản 1, Điều 5).

Theo yêu cầu của nạn nhân, Trưởng khóm, ấp (Tổ trưởng Tổ dân phố) có thể tổ chức góp ý, phê bình người có hành vi bạo lực gia đình tại cộng đồng dân cư theo Điều 17 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình như:

1. Góp ý phê bình trong cộng đồng dân cư được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi bạo lực gia đình đã được Tổ hòa giải ở cơ sở hòa giải mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình.

2. Trưởng thôn, làng, bản, ấp, phum, sóc, tổ trưởng tổ dân phố hoặc người đứng đầu đơn vị tương đương (sau đây gọi chung là người đứng đầu cộng đồng dân cư) quyết định và tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư. Thành phần tham gia góp ý, phê bình gồm đại diện gia đình, hộ gia đình liền kề và các thành phần khác do người đứng đầu cộng đồng dân cư mời.

3. UBND cấp xã có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện cho người đứng đầu cộng đồng dân cư tổ chức việc góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư đối với người có hành vi bạo lực gia đình.

 

 
Bạo lực gia đình
Hỏi đáp mới nhất về Bạo lực gia đình
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt đối với hành vi truyền bá thông tin nhằm kích động hành vi bạo lực gia đình là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình là tháng mấy trong năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, đối tượng nào được ưu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp?
Hỏi đáp Pháp luật
Cha mẹ cô lập con cái có bị phạt vi phạm hành chính không? Mức phạt tiền với hành vi này là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có hành vi hành hạ cha mẹ mình có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình bao gồm các nội dung nào, tư vấn cho ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Gia trưởng là gì? Dấu hiệu nhận người gia trưởng biết? Không cho vợ tiếp xúc với những người khác giới có phải là bạo lực gia đình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình tối đa là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội đối với nạn nhân của bạo lực gia đình như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bạo lực gia đình
Thư Viện Pháp Luật
194 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bạo lực gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bạo lực gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào