Thủ tục và mức xử phạt người không có giấy phép lái xe tham gia giao thông
Khoản 3 Điều 20 Nghị 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có quy định phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông như sau:
a) Không có Giấy đăng ký xe theo quy định;
b) Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
c) Không gắn biển số (nếu có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với số hoặc ký hiệu trong Giấy đăng ký; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Khoản 3 Điều 33 Nghị định 71/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2102 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010NĐ-CP có quy định phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy; các loại xe tương tự mô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ như sau:
a) Tự ý đục lại số khung, số máy;
b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;
c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước của xe;
d) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật điều khiển xe tham gia giao thông;
e) Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định;
g) Không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định.
Như vậy, căn cứ hai nghị định trên thì việc xử phạt trên có một số điểm sai sót như sau:
- Thứ nhất là sai về mức xử phạt. Theo nguyên tắc chung là bình thường mức xử phạt tiền sẽ là trung bình của khung xử phạt, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ có thể áp dụng mức thấp nhất của khung xử phạt, không được thấp hơn mức tối thiểu của khung, ngược lại nếu có nhiều tình tiết tăng nặng thì mức phạt có thể là mức tối đa của khung mà không được vượt quá khung xử phạt. Như vậy, hai mức xử phạt trên đều thấp hơn mức tối thiểu của khung xử phạt là sai.
- Thứ hai: Theo quy định tại Điều 53 của Nghị định 34/2010/NĐ-CP và Chương IV thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 thì việc xử phạt trên phải lập biên bản xử phạt và ra quyết định xử phạt theo mẫu thống nhất của chính phủ. Đây là điểm sai thứ hai.
- Thứ ba: Theo quy định tại khoản 3 Điều 49 và khoản 1 Điều 48 của Nghị định 34/2010/NĐ-CP thì đối với lực lượng công an xã, chỉ có trưởng công an cấp xã mới có thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, còn công an viên không có thẩm quyền này. Như vậy, nếu việc xử phạt trên do trưởng công an xã thì phạt sẽ đúng về thẩm quyền, ngoài ra, việc xử phạt của công an xã do chủ thể khác thực hiện sẽ là sai về thẩm quyền xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?