Trường hợp nào tạm dừng kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính?
- Tạm dừng kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thực hiện trong trường hợp nào?
- Thông báo kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gồm nội dung gì?
- Công khai kết quả và việc xử lý kết quả theo dõi thực hiện kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính?
Tạm dừng kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 14/2021/TT-BTP quy định về tạm dừng kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:
1. Tạm dừng kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Trong các trường hợp được nêu tại các điểm a và b khoản 2 Điều 3 của Thông tư này, việc kiểm tra phải được tạm dừng;
b) Thời gian phải tạm dừng việc kiểm tra không được tính vào thời hạn kiểm tra;
c) Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền phải báo cáo người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra xem xét, quyết định tạm dừng việc kiểm tra;
d) Văn bản tạm dừng việc kiểm tra được thể hiện dưới hình thức Công văn theo quy định của Chính phủ về công tác văn thư, trong đó, nêu rõ lý do tạm dừng, thời hạn tạm dừng;
đ) Công văn tạm dừng việc kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được gửi cho đoàn kiểm tra, đối tượng kiểm tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ngay sau khi được ban hành;
e) Việc kiểm tra được tiếp tục tiến hành khi lý do tạm dừng không còn.
Theo đó, tạm dừng kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp được nêu tại các điểm a và b khoản 2 Điều 3 Thông tư 14/2021/TT-BTP, việc kiểm tra phải được tạm dừng.
Trường hợp nào tạm dừng kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính? (Hình từ Internet)
Thông báo kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gồm nội dung gì?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 14/2021/TT-BTP quy định công khai kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:
1. Kết luận kiểm tra phải được công khai, trừ những nội dung trong kết luận kiểm tra có liên quan đến bí mật nhà nước, lĩnh vực quân sự, quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật công tác và những nội dung không được công khai khác theo quy định của pháp luật.
2. Các nội dung của kết luận kiểm tra được công khai phải xây dựng thành thông báo kết luận kiểm tra do người có thẩm quyền kiểm tra hoặc người được ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ký. Thông báo kết luận kiểm tra gồm các nội dung sau:
a) Nội dung kiểm tra;
b) Khái quát chung kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế; các sai phạm cụ thể đã được nêu ra trong kết luận kiểm tra;
c) Kiến nghị của đoàn kiểm tra.
3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ký kết luận kiểm tra, người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra hoặc người được ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP có trách nhiệm công khai kết luận kiểm tra theo một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức họp công bố kết luận kiểm tra với thành phần gồm người ra quyết định kiểm tra hoặc người được ủy quyền, đoàn kiểm tra, đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Đăng tải đầy đủ nội dung thông báo kết luận kiểm tra trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan kiểm tra. Thời gian đăng tải ít nhất là 30 (ba mươi) ngày;
4. Trường hợp kết luận kiểm tra, thông báo kết luận kiểm tra có sai sót phải đính chính, sửa đổi, bổ sung, thì cũng phải thực hiện công bố công khai theo quy định tại các khoản 1 và 3 Điều này.
5. Người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra hoặc người được ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP chịu trách nhiệm về nội dung thông tin công bố công khai; đính chính thông tin sai lệch (nếu có) trong vòng 01 (một) ngày làm việc, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được yêu cầu đính chính.
6. Đính chính thông tin sai lệch:
a) Trong trường hợp Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan kiểm tra đăng không chính xác các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này, thì phải đính chính đúng chuyên mục hoặc vị trí đã đăng thông tin sai lệch trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được yêu cầu đính chính;
b) Thời gian đăng tải ít nhất là 30 (ba mươi) ngày.
7. Trường hợp việc công khai kết luận kiểm tra không thể thực hiện đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này vì những lý do bất khả kháng, thì người có trách nhiệm công khai phải báo cáo thủ trưởng cấp trên trực tiếp và thực hiện công khai ngay sau khi sự kiện bất khả kháng đã được khắc phục.
8. Người có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, nếu gây thiệt hại phải bồi hoàn theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
9. Kết luận kiểm tra, thông báo kết luận kiểm tra thực hiện theo Mẫu số 06, Mẫu số 07 Phụ lục một số biểu mẫu trong kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, các nội dung của kết luận kiểm tra được công khai phải xây dựng thành thông báo kết luận kiểm tra do người có thẩm quyền kiểm tra hoặc người được ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 19/2020/NĐ-CP ký. Thông báo kết luận kiểm tra gồm các nội dung
Công khai kết quả và việc xử lý kết quả theo dõi thực hiện kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính?
Tại Điều 6 Thông tư 14/2021/TT-BTP quy định công khai kết quả và việc xử lý kết quả theo dõi thực hiện kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:
1. Người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm công khai kết quả và việc xử lý kết quả theo dõi thực hiện kết luận kiểm tra, trừ những nội dung có liên quan đến bí mật nhà nước, lĩnh vực quân sự, quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật công tác và những nội dung không được công khai khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc công khai kết quả và việc xử lý kết quả theo dõi thực hiện kết luận kiểm tra được thực hiện bằng thông báo kết quả và việc xử lý kết quả theo dõi thực hiện kết luận kiểm tra do người có thẩm quyền kiểm tra hoặc người được ủy quyền ký.
Thông báo kết quả và việc xử lý kết quả theo dõi thực hiện kết luận kiểm tra được gửi đến đối tượng được kiểm tra, đoàn kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ngay sau khi được ban hành.
3. Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện kết luận kiểm tra; Báo cáo kết quả theo dõi thực hiện kết luận kiểm tra; Thông báo kết quả và việc xử lý kết quả theo dõi thực hiện kết luận kiểm tra thực hiện theo Mẫu số 08, Mẫu số 09 và Mẫu số 10 Phụ lục một số biểu mẫu trong kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ban hành kèm theo Thông tư này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- Chuyển mục đích đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp có cần phải làm thủ tục xin chuyển mục đích không?