Ban hành và điều chỉnh kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định thế nào?
- Ban hành và điều chỉnh kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định thế nào?
- Thời hạn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định ra sao?
- Thời hạn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được là bao lâu?
Ban hành và điều chỉnh kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 14/2021/TT-BTP quy định ban hành và điều chỉnh kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:
1. Cơ quan của người có thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện khảo sát trước khi ban hành kế hoạch kiểm tra tránh trùng lặp, chồng chéo, cụ thể như sau:
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan thực hiện khảo sát, thu thập thông tin để xây dựng kế hoạch kiểm tra;
b) Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn địa phương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện khảo sát, thu thập thông tin để xây dựng kế hoạch kiểm tra;
c) Bộ Tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý các kế hoạch kiểm tra bị trùng lặp, chồng chéo.
Kế hoạch kiểm tra của bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra ở Trung ương được gửi đến Bộ Tư pháp (Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật) trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày được ban hành để theo dõi, phối hợp và tổ chức thực hiện.
2. Trong các trường hợp sau đây, người có thẩm quyền ban hành kế hoạch kiểm tra có thể điều chỉnh kế hoạch kiểm tra:
a) Có sự trùng lặp, chồng chéo về đối tượng, nội dung, thời gian kiểm tra;
b) Khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc sự kiện bất khả kháng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch kiểm tra;
c) Theo chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên;
d) Các trường hợp khác nhằm bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả kế hoạch kiểm tra.
3. Trường hợp phát hiện kế hoạch kiểm tra có trùng lặp, chồng chéo về đối tượng, nội dung kiểm tra và thời gian kiểm tra với các kế hoạch kiểm tra đã được ban hành trước đó, thì xử lý như sau:
a) Cơ quan, đơn vị ban hành kế hoạch kiểm tra sau có trùng lặp, chồng chéo phải thực hiện việc điều chỉnh nội dung kế hoạch.
b) Trường hợp các kế hoạch kiểm tra có trùng lặp, chồng chéo được ban hành cùng một thời điểm, thì kế hoạch nào được gửi đến đối tượng được kiểm tra sau sẽ phải điều chỉnh nội dung kế hoạch.
4. Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xử lý nội dung trùng lặp, chồng chéo trong kế hoạch kiểm tra:
a) Ở Trung ương, các cơ quan, đơn vị ban hành kế hoạch kiểm tra có nội dung trùng lặp, chồng chéo chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp để xử lý theo nguyên tắc nêu tại khoản 3 Điều này;
b) Ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị ban hành kế hoạch kiểm tra có nội dung trùng lặp, chồng chéo để xử lý theo nguyên tắc nêu tại khoản 3 Điều này.
5. Quyết định điều chỉnh kế hoạch kiểm tra được gửi cho đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan ngay sau khi người có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch kiểm tra.
6. Trường hợp phải điều chỉnh kế hoạch kiểm tra, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật thuộc Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế của bộ, cơ quan ngang bộ, tổ chức pháp chế hoặc tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương đương thuộc cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp báo cáo người có thẩm quyền quy định tại Điều 6 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP xem xét, quyết định điều chỉnh kế hoạch kiểm tra.
7. Quyết định ban hành kế hoạch kiểm tra, quyết định điều chỉnh kế hoạch kiểm tra, biên bản kiểm tra, quyết định kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra thực hiện theo Mẫu số 01, Mẫu số 02, Mẫu số 03, Mẫu số 05 và Mẫu số 11 Phụ lục một số biểu mẫu trong kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ban hành kèm theo Thông tư này.
Việc ban hành và điều chỉnh kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định theo Điều 3 Thông tư này.
Ban hành và điều chỉnh kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định ra sao?
Theo Điều 4 Thông tư 14/2021/TT-BTP quy định thời hạn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:
1. Tạm dừng kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Trong các trường hợp được nêu tại các điểm a và b khoản 2 Điều 3 của Thông tư này, việc kiểm tra phải được tạm dừng;
b) Thời gian phải tạm dừng việc kiểm tra không được tính vào thời hạn kiểm tra;
c) Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền phải báo cáo người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra xem xét, quyết định tạm dừng việc kiểm tra;
d) Văn bản tạm dừng việc kiểm tra được thể hiện dưới hình thức Công văn theo quy định của Chính phủ về công tác văn thư, trong đó, nêu rõ lý do tạm dừng, thời hạn tạm dừng;
đ) Công văn tạm dừng việc kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được gửi cho đoàn kiểm tra, đối tượng kiểm tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ngay sau khi được ban hành;
e) Việc kiểm tra được tiếp tục tiến hành khi lý do tạm dừng không còn.
2. Các trường hợp cần thiết phải gia hạn thời hạn kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP bao gồm:
a) Cuộc kiểm tra thuộc một trong các trường hợp sau đây: Hồ sơ xử lý vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh, làm rõ; đối tượng được kiểm tra không phối hợp hoặc gây khó khăn cho việc kiểm tra;
b) Địa điểm kiểm tra ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo hoặc nơi đi lại khó khăn.
Thời gian được gia hạn đối với mỗi cuộc kiểm tra thuộc các trường hợp tại khoản 2 Điều này tối đa không quá 07 (bảy) ngày làm việc.
3. Chậm nhất là 02 (hai) ngày làm việc trước khi kết thúc thời hạn kiểm tra theo quy định, Trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền phải báo cáo người có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra xem xét, quyết định gia hạn thời gian kiểm tra.
4. Quyết định gia hạn thời gian kiểm tra được gửi cho đoàn kiểm tra, đối tượng kiểm tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan ngay sau khi được ban hành.
5. Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra thực hiện theo Mẫu số 04 Phụ lục một số biểu mẫu trong kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ban hành kèm theo Thông tư này.
Thời hạn kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được là bao lâu?
Tại Điều 5 Thông tư 14/2021/TT-BTP quy định công khai kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:
1. Kết luận kiểm tra phải được công khai, trừ những nội dung trong kết luận kiểm tra có liên quan đến bí mật nhà nước, lĩnh vực quân sự, quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật công tác và những nội dung không được công khai khác theo quy định của pháp luật.
2. Các nội dung của kết luận kiểm tra được công khai phải xây dựng thành thông báo kết luận kiểm tra do người có thẩm quyền kiểm tra hoặc người được ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ký. Thông báo kết luận kiểm tra gồm các nội dung sau:
a) Nội dung kiểm tra;
b) Khái quát chung kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế; các sai phạm cụ thể đã được nêu ra trong kết luận kiểm tra;
c) Kiến nghị của đoàn kiểm tra.
3. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ký kết luận kiểm tra, người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra hoặc người được ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP có trách nhiệm công khai kết luận kiểm tra theo một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức họp công bố kết luận kiểm tra với thành phần gồm người ra quyết định kiểm tra hoặc người được ủy quyền, đoàn kiểm tra, đối tượng được kiểm tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Đăng tải đầy đủ nội dung thông báo kết luận kiểm tra trên Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan kiểm tra. Thời gian đăng tải ít nhất là 30 (ba mươi) ngày;
4. Trường hợp kết luận kiểm tra, thông báo kết luận kiểm tra có sai sót phải đính chính, sửa đổi, bổ sung, thì cũng phải thực hiện công bố công khai theo quy định tại các khoản 1 và 3 Điều này.
5. Người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra hoặc người được ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP chịu trách nhiệm về nội dung thông tin công bố công khai; đính chính thông tin sai lệch (nếu có) trong vòng 01 (một) ngày làm việc, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được yêu cầu đính chính.
6. Đính chính thông tin sai lệch:
a) Trong trường hợp Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan kiểm tra đăng không chính xác các thông tin quy định tại khoản 2 Điều này, thì phải đính chính đúng chuyên mục hoặc vị trí đã đăng thông tin sai lệch trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được yêu cầu đính chính;
b) Thời gian đăng tải ít nhất là 30 (ba mươi) ngày.
7. Trường hợp việc công khai kết luận kiểm tra không thể thực hiện đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này vì những lý do bất khả kháng, thì người có trách nhiệm công khai phải báo cáo thủ trưởng cấp trên trực tiếp và thực hiện công khai ngay sau khi sự kiện bất khả kháng đã được khắc phục.
8. Người có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, nếu gây thiệt hại phải bồi hoàn theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
9. Kết luận kiểm tra, thông báo kết luận kiểm tra thực hiện theo Mẫu số 06, Mẫu số 07 Phụ lục một số biểu mẫu trong kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, kết luận kiểm tra phải được công khai, trừ những nội dung trong kết luận kiểm tra có liên quan đến bí mật nhà nước, lĩnh vực quân sự, quốc phòng, an ninh quốc gia, bí mật công tác và những nội dung không được công khai khác theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ký kết luận kiểm tra, người có thẩm quyền ban hành kết luận kiểm tra hoặc người được ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP có trách nhiệm công khai kết luận kiểm tra theo một trong các hình thức tại khoản 3 Điều 5 nêu trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?