Ai có thẩm quyền kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính?

Cho hỏi ai có thẩm quyền kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính?- Thắc mắc của bạn Hòa (Đồng Tháp).

Thẩm quyền kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là của ai?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 14/2021/TT-BTP quy định thẩm quyền kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:

Thẩm quyền kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo Điều 6 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của mình trên phạm vi cả nước; Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi được giao tổ chức thực hiện.
Ví dụ: Bộ trưởng Bộ Công Thương kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của mình trên phạm vi cả nước (các Cục Quản lý thị trường tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...).
2. Bộ trưởng Bộ Tư pháp kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và các cơ quan quản lý người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước theo quy định tại Điều 17 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan sau đây:
a) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thuộc phạm vi địa bàn quản lý;
b) Các cơ quan thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn địa phương được liệt kê tại khoản 6 Điều này.
Đối với cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn một tỉnh nhưng phạm vi hoạt động liên quan đến nhiều tỉnh, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trụ sở có thẩm quyền kiểm tra đối với những nội dung liên quan đến công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi địa bàn quản lý.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan sau đây:
a) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc phạm vi địa bàn quản lý;
b) Các cơ quan thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc cùng cấp thuộc phạm vi địa bàn quản lý được liệt kê tại khoản 6 Điều này.
6. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc quản lý người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, gồm: Công an nhân dân; Bộ đội Biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; Kiểm ngư; Thuế; Quản lý thị trường; Cơ quan thi hành án dân sự; Kho bạc Nhà nước; Ngân hàng Nhà nước; Hệ thống tổ chức thống kê tập trung; Bảo hiểm xã hội và các cơ quan, đơn vị khác thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc theo quy định của pháp luật thực hiện kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với cơ quan, đơn vị cấp dưới của mình.

Theo đó, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc cơ quan Trung ương là những chủ thể có thẩm quyền kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Ai có thẩm quyền kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính?

Ai có thẩm quyền kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính? (Hình từ Internet)

Phạm vi điều chỉnh trong kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính?

Theo khoản 1 Điều 1 Thông tư 14/2021/TT-BTP quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Thông tư này quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (sau đây viết tắt là Nghị định số 19/2020/NĐ-CP) về thẩm quyền kiểm tra; điều chỉnh kế hoạch kiểm tra; thời hạn kiểm tra; công khai kết luận kiểm tra, kết quả và việc xử lý kết quả theo dõi thực hiện kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính tự kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong nội bộ cơ quan, đơn vị mình, kiểm tra người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình và không phải thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định tại Thông tư này và Nghị định số 19/2020/NĐ-CP.

Theo đó, Thông tư 14/2021/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 19/2020/NĐ-CP.

Đối tượng kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính?

Tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 14/2021/TT-BTP quy định đối tượng kiểm tra như sau:

2. Đối tượng áp dụng:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 2 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP.

Theo đó, Cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 2 Nghị định 19/2020/NĐ-CP là đối tượng kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Trân trọng!

Xử lý vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xử lý vi phạm hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Nghị định 123?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản phiên giải trình trực tiếp trong xử lý vi phạm hành chính mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định bao nhiêu hình thức xử phạt vi phạm hành chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dân có hành vi gây rối ở trụ sở Ủy ban nhân dân huyện bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong trường hợp nào cán bộ có hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bị cách chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động được tính bắt đầu từ khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người chưa thành niên được áp dụng 03 biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi nhánh vi phạm hành chính thì xử phạt ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Xử lý vi phạm hành chính hành vi cản trở hoạt động thành tra chuyên ngành về tần số vô tuyến điện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trình tự xử lý vi phạm hành chính khi tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát đường thuỷ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xử lý vi phạm hành chính
Phan Hồng Công Minh
4,495 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào