Quy định về người đến thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự tại cơ sở giam giữ phạm nhân như thế nào?

Cho hỏi quy định về người đến thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự tại cơ sở giam giữ phạm nhân như thế nào?- Câu hỏi của bạn Hòa (Đồng Tháp)

Người đến thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự tại cơ sở giam giữ phạm nhân được quy định như thế nào?

Tại Điều 11 Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân ban hành kèm theo Thông tư 89/2022/TT-BQP (có hiệu lực từ 25/01/2023) người đến thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự tại cơ sở giam giữ phạm nhân được quy định như sau:

1. Khi đến cơ sở giam giữ phạm nhân mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự; xuất trình đầy đủ giấy tờ đề nghị thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân; chấp hành nghiêm nội quy nhà thăm gặp và hướng dẫn của cán bộ có trách nhiệm về thời gian, địa điểm tổ chức thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự; giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh. Khi hết giờ thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự không được tự ý lưu lại nơi làm việc, nơi thăm gặp của cơ sở giam giữ phạm nhân.
2. Không tự ý tiếp xúc với phạm nhân; có thái độ, cử chỉ, lời nói, hành vi thiếu văn hóa, gây gổ, xúc phạm uy tín, danh dự của cán bộ thi hành nhiệm vụ hoặc người khác; xúi giục, giúp sức, kích động hoặc dùng thủ đoạn khác để ép buộc phạm nhân hoặc người khác chống đối, vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân.
3. Người của cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự nước ngoài khi thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự không cho phạm nhân sử dụng điện thoại, thiết bị thông tin liên lạc, ghi âm, ghi hình; không ghi âm, ghi hình khi thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự; không ghi âm, ghi hình tại cơ sở giam giữ phạm nhân và nơi có biển cấm quay phim, chụp ảnh; lợi dụng thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự để lôi kéo, tụ tập, có lời nói, hành động hoặc dùng băng rôn, khẩu hiệu, tài liệu có nội dung tuyên truyền, kích động gây mất an ninh, trật tự.
4. Người đến thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân có quyền góp ý, kiến nghị, phản ánh hoặc khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của cơ sở giam giữ phạm nhân.

Khi đó, khi đến cơ sở giam giữ phạm nhân mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự; xuất trình đầy đủ giấy tờ đề nghị thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân; chấp hành nghiêm nội quy nhà thăm gặp và hướng dẫn của cán bộ có trách nhiệm về thời gian, địa điểm tổ chức thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự; giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh. Khi hết giờ thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự không được tự ý lưu lại nơi làm việc, nơi thăm gặp của cơ sở giam giữ phạm nhân.

Quy định về người đến thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự tại cơ sở giam giữ phạm nhân như thế nào?

Quy định về người đến thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự tại cơ sở giam giữ phạm nhân như thế nào? (Hình từ Internet)

Người đến làm việc, phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục tại cơ sở giam giữ phạm nhân như thế nào?

Tại Điều 12 Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân ban hành kèm theo Thông tư 89/2022/TT-BQP (có hiệu lực từ 25/01/2023) người đến làm việc, phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục tại cơ sở giam giữ phạm nhân như sau:

1. Người đến làm việc hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục, lao động, hướng nghiệp, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe hoặc công việc khác tại cơ sở giam giữ phải thực hiện đúng nội dung công việc theo quy định; sử dụng trang phục của ngành hoặc của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Trường hợp khác phải mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự; xuất trình đầy đủ giấy tờ để xác định là người có thẩm quyền, trách nhiệm đến làm việc hoặc phối hợp tổ chức công tác tại cơ sở giam giữ phạm nhân.
2. Chấp hành quy định của pháp luật về chế độ quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân, Nội quy này và thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ. Tuyệt đối không cho hoặc cho phạm nhân vay mượn tiền, tài sản, đồ vật thuộc danh mục cấm đưa vào cơ sở giam giữ; khi muốn hỗ trợ, ủng hộ vật chất cho phạm nhân phải thông qua cán bộ có trách nhiệm của cơ sở giam giữ phạm nhân.
3. Không tự ý tiếp xúc phạm nhân, vào khu vực quản lý, giam giữ, học tập, lao động, dạy nghề hoặc khu vực khác của cơ sở giam giữ; tiếp nhận hoặc chuyển tiền, tài liệu, đơn, thư, các loại đồ vật cho phạm nhân.
4. Việc sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc, quay phim, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phỏng vấn tại cơ sở giam giữ phạm nhân phải thực hiện theo quy định của pháp luật, của Bộ Quốc phòng và quy định, hướng dẫn của cơ sở giam giữ phạm nhân.

Theo đó, người đến làm việc hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục, lao động, hướng nghiệp, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe hoặc công việc khác tại cơ sở giam giữ phải thực hiện đúng nội dung công việc theo quy định; sử dụng trang phục của ngành hoặc của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Trường hợp khác phải mặc trang phục gọn gàng, sạch sẽ, lịch sự; xuất trình đầy đủ giấy tờ để xác định là người có thẩm quyền, trách nhiệm đến làm việc hoặc phối hợp tổ chức công tác tại cơ sở giam giữ phạm nhân.

Những hành vi bị nghiêm cấm tại cơ sở giam giữ phạm nhân?

Tại Điều 10 Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân ban hành kèm theo Thông tư 89/2022/TT-BQP (có hiệu lực từ 25/01/2023) những hành vi bị nghiêm cấm tại cơ sở giam giữ phạm nhân như sau:

1. Trốn, tổ chức trốn khỏi nơi giam giữ; chống đối, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc phạm nhân khác chống đối, gây rối an ninh, trật tự; không chấp hành nghiêm quyết định, mệnh lệnh, yêu cầu, hướng dẫn của cán bộ; vi phạm các quy định về chế độ quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân; tự ý đi lại quá phạm vi quy định; cản trở việc chấp hành án phạt tù của phạm nhân khác; báo cáo sai sự thật, che giấu hành vi vi phạm của mình và phạm nhân khác; trả thù người phản ánh những hành vi sai trái của mình hoặc của người khác.
2. Đưa vào, tàng trữ, sử dụng các đồ vật cấm; tự tạo các đồ vật có thể gây mất an ninh, an toàn hoặc nguy hiểm cho bản thân và người khác; tự ý nuôi nhốt động vật trong cơ sở giam giữ phạm nhân.
3. Tự sát, tự gây thương tích, hủy hoại thân thể hoặc giúp người khác tự sát, tự gây thương tích, hủy hoại thân thể; đánh đập, đe dọa, ức hiếp, khống chế, hành hạ, làm nhục người khác; chiếm đoạt hoặc hủy hoại, làm hư hỏng tài sản, đồ vật của cơ sở giam giữ, của mình hoặc của người khác; tự ý tiếp xúc với người đến thăm gặp hoặc người khác.
4. Tự ý thay đổi vị trí chỗ nằm; cho mượn, sửa chữa khác kiểu quần áo được cấp, tẩy xóa dấu đóng trên quần áo; sử dụng lửa, điện trái phép; tụ tập liên hoan, ăn uống trái phép; sử dụng rượu bia, chất kích thích khác; đánh bạc, tổ chức đánh bạc, mua bán, trao đổi, vay mượn dưới mọi hình thức giữa phạm nhân với nhau hoặc với người khác; phạm nhân nam cắt tóc trọc đầu (trừ trường hợp bị bệnh được sự đồng ý của cán bộ y tế), để râu, ria mép, móng tay dài.
5. Lập hội, nhóm, bè phái dưới mọi hình thức; có thái độ, lời nói, hành vi thiếu văn hóa, gây gổ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác; tự ý viết, vẽ, treo, dán tranh, ảnh; khạc nhổ, vứt rác bừa bãi hoặc có hành vi gây mất vệ sinh công cộng trong cơ sở giam giữ phạm nhân.
6. Chống đối, chây lười, giả ốm đau trốn tránh lao động, học nghề, học tập và các hoạt động giáo dục khác; thuê hoặc ép buộc phạm nhân khác phục vụ, làm thay công việc của mình hoặc của phạm nhân khác.
7. Lưu trữ, sử dụng các loại sách, báo, tài liệu, phim, băng, đĩa, thiết bị lưu trữ điện tử, văn hóa phẩm; truyền bá văn hóa, tư tưởng có nội dung phản động, đồi trụy; sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo không đúng nơi, đúng thời gian quy định của cơ sở giam giữ phạm nhân; tuyên truyền tôn giáo; bói toán, cúng lễ, thực hành mê tín, dị đoan dưới mọi hình thức; móc nối, đưa, phát tán thông tin, hình ảnh trái phép ra bên ngoài hoặc lên mạng thông tin truyền thông; liên lạc điện thoại với thân nhân không đúng với nội dung đã đăng ký.
8. Các hành vi quan hệ tình dục, dâm ô giữa phạm nhân với nhau hoặc với người khác (trừ quan hệ vợ, chồng khi được phép); xăm trổ trên thân thể mình hoặc người khác; tự đeo lên cơ thể mình hoặc người khác những vật thể bằng kim loại hoặc vật chất khác.
9. Hút thuốc lá, thuốc lào, thuốc lá điện tử trong cơ sở giam giữ phạm nhân, nơi học tập, sinh hoạt tập thể, nhà xưởng lao động, học nghề, nơi có thể gây cháy, nổ hoặc những khu vực có treo biển “cấm lửa”, “cấm hút thuốc”; vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh; vi phạm các quy định về phòng, chống cháy nổ.
10. Vi phạm các quy định khác của pháp luật.

Theo đó, nghiêm cấm thực hiện các hành vi trên tại cơ sở giam giữ phạm nhân.

Trân trọng!

Phạm nhân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phạm nhân
Hỏi đáp Pháp luật
05 tình tiết tăng nặng hình thức xử lý kỷ luật trong thi hành án hình sự từ ngày 15/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 15/11/2024 Chế độ ăn, mặc, tư trang đối với phạm nhân dưới 18 tuổi có khác gì với phạm nhân bình thường không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chế độ ăn của phạm nhân nữ có thai gấp 02 lần tiêu chuẩn bình thường theo quy định mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân được ăn thêm vào ngày lễ, tết tối đa bao nhiêu lần so với mức ăn ngày thường?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân là gì? Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân vào tù sẽ được học rất nhiều về luật phải không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Công an đề xuất cho phạm nhân hiến mô, một phần bộ phận cơ thể người?
Hỏi đáp Pháp luật
Đi tù có được xài tiền hay không? Có được sử dụng tiền từ sổ lưu ký mua đồ ăn thêm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Những ai được vào tù thăm phạm nhân? Để được gặp thân nhân ở phòng riêng thì phạm nhân cần đáp ứng những điều kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân được có được gọi điện thoại cho người thân trong tù không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phạm nhân
1,504 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào