Giá trị sử dụng của chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước hoặc nước ngoài cấp trước 01/01/2023 được quy định như thế nào?

Cho hỏi giá trị sử dụng của chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước hoặc nước ngoài cấp trước 01/01/2023 được quy định như thế nào?- Câu hỏi của bạn Hùng (Long An).

Chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước hoặc nước ngoài cấp trước 01/01/2023 có giá trị sử dụng như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về giá trị sử dụng của chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước hoặc nước ngoài cấp trước 01/01/2023 như sau:

Chứng chỉ bảo hiểm
...
3. Chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước hoặc nước ngoài cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2023 được tiếp tục sử dụng như sau:
a) Chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ: có giá trị tương đương chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ: có giá trị tương đương chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe: có giá trị tương đương chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Theo đó, đối với chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước hoặc nước ngoài cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2023 được tiếp tục sử dụng theo sau:

- Chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ: có giá trị tương đương chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

- Chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ: có giá trị tương đương chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

- Chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe cơ bản, chứng chỉ nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe: có giá trị tương đương chứng chỉ bảo hiểm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Giá trị sử dụng của chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước hoặc nước ngoài cấp trước 01/01/2023 được quy định như thế nào?

Giá trị sử dụng của chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước hoặc nước ngoài cấp trước 01/01/2023 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Pháp luật quy định như thế nào về nhân sự, vốn, tài chính, chế độ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm?

Căn cứ theo quy định tại Điều 138 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về nhân sự, vốn, tài chính, chế độ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm như sau:

Nhân sự, vốn, tài chính, chế độ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, trưởng bộ phận nghiệp vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về văn bằng, chứng chỉ, kinh nghiệm và các điều kiện khác theo quy định của Chính phủ.
2. Người trực tiếp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm phải có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm hoặc có chứng chỉ bảo hiểm phù hợp với loại hình bảo hiểm hoặc chứng chỉ môi giới bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước hoặc ngoài nước cấp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải duy trì vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu và thực hiện chế độ tài chính theo quy định của Chính phủ.
4. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện năm tài chính, chế độ kế toán quy định tại Điều 103 và Điều 104 của Luật này và thực hiện kiểm toán độc lập hằng năm đối với báo cáo tài chính.
5. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với các báo cáo sau đây:
a) Báo cáo tài chính;
b) Báo cáo hoạt động nghiệp vụ định kỳ, báo cáo đột xuất, cung cấp thông tin, số liệu khác.
6. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài được phép chuyển lợi nhuận, chuyển tài sản ra nước ngoài quy định tại Điều 107 của Luật này.
7. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện quản trị tài chính quy định tại Điều 108 của Luật này.
8. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện công khai trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp các thông tin về báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán và những thay đổi phải được Bộ Tài chính chấp thuận quy định tại khoản 1 Điều 136 của Luật này và thông tin quy định tại các điểm a, b và e khoản 1 Điều 120 của Luật này. Trách nhiệm công khai thông tin thực hiện theo quy định tại Điều 117 của Luật này.

Theo đó, người trực tiếp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm phải đảm bảo có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm hoặc có chứng chỉ bảo hiểm phù hợp với loại hình bảo hiểm hoặc chứng chỉ môi giới bảo hiểm do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong nước hoặc ngoài nước cấp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Chứng chỉ bảo hiểm mà người trực tiếp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm phải có là những loại nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về chứng chỉ môi giới bảo hiểm như sau:

Chứng chỉ môi giới bảo hiểm
Chứng chỉ môi giới bảo hiểm quy định tại khoản 2 Điều 138 Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 16 tháng 6 năm 2022 là một trong các chứng chỉ sau:
1. Chứng chỉ môi giới bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp;
2. Chứng chỉ môi giới bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp.

Theo đó, chứng chỉ môi giới bảo hiểm mà người trực tiếp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm phải có khi không có bằng đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm bao gồm:

- Chứng chỉ môi giới bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước cấp;

- Chứng chỉ môi giới bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài cấp.

Trân trọng!

Chứng chỉ bảo hiểm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chứng chỉ bảo hiểm
Hỏi đáp pháp luật
Chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ đại lý bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm được tổ chức thi như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Cơ sở nào là cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài? Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm gồm gì?
Hỏi đáp pháp luật
Chứng chỉ bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, phụ trợ bảo hiểm được tổ chức thi như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trường hợp nào thì chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm sẽ bị thu hồi?
Hỏi đáp pháp luật
Hiện nay có các loại chứng chỉ bảo hiểm nào? Giá trị pháp lý của các loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm được cấp trước 01/1/2023 như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện thi đỗ kỳ thi chứng chỉ bảo hiểm, chứng chỉ môi giới bảo hiểm, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Có thể sử dụng các loại chứng chỉ bảo hiểm nào để đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn của các chức danh quản lý trong doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm?
Hỏi đáp pháp luật
Giá trị sử dụng của chứng chỉ bảo hiểm do cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước hoặc nước ngoài cấp trước 01/01/2023 được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chứng chỉ bảo hiểm
Phạm Văn Quốc
483 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chứng chỉ bảo hiểm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào