Cơ sở nào là cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài? Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm gồm gì?
Cơ sở nào là cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài như sau:
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài là cơ sở có chức năng đào tạo về bảo hiểm thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Cơ sở đào tạo thuộc hoặc trực thuộc cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm; hoặc cơ sở đào tạo do cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm ủy quyền thực hiện đào tạo và cấp chứng chỉ trong lĩnh vực bảo hiểm;
2. Học viện nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm ASEAN (AITRI); Hội các nhà tính toán bảo hiểm là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế;
3. Các tổ chức đào tạo thuộc các quốc gia có thỏa thuận thừa nhận chứng chỉ bảo hiểm lẫn nhau với Việt Nam;
4. Các cơ sở đào tạo thuộc các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tái bảo hiểm nước ngoài;
5. Các tổ chức đào tạo quốc tế khác: Viện Bảo hiểm và Tài chính Úc và New Zealand (ANZIIF), Viện Bảo hiểm Hoàng gia Anh (CII), Viện Đào tạo bảo hiểm Canada (IIC), Viện Quản trị rủi ro Anh (IRM), Viện Quản trị rủi ro Úc (RMIA), Viện Giám định Hoàng gia Anh (CILA), Viện Giám định Hoàng gia Úc (AICLA), Học viện Hàng hải Lloyd, Hiệp hội Cơ quan quản trị bảo hiểm nhân thọ (Life Office Management Association - LOMA), Hiệp hội Nghiên cứu và Tiếp thị Bảo hiểm nhân thọ (Life Insurance Marketing and Research Association - LIMRA).
Các cơ sở đào tạo về bảo hiểm nước ngoài sẽ được công nhận tại Việt Nam phải thuộc một trong các cơ sở này.
Chứng chỉ bảo hiểm (Hình từ Internet)
Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm gồm gì?
Theo Điều 9 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm như sau:
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ bảo hiểm theo các nội dung sau:
1. Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ:
a) Kiến thức chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm;
b) Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe;
c) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
2. Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm phi nhân thọ:
a) Kiến thức chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm;
b) Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe;
c) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.
3. Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm sức khỏe:
a) Kiến thức chung về bảo hiểm, tái bảo hiểm;
b) Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe;
c) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm sức khỏe.
Tùy vào nội dung đào tạo chứng chỉ mà các cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước khi đào tạo chứng chỉ bảo hiểm phải gồm các nội dung trên.
Nội dung đào tạo chứng chỉ môi giới bảo hiểm ra sao?
Tại Điều 10 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về nội dung đào tạo chứng chỉ môi giới bảo hiểm như sau:
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ môi giới bảo hiểm theo các nội dung sau:
1. Kiến thức chung về bảo hiểm và nghiệp vụ bảo hiểm:
a) Nguyên lý bảo hiểm, tái bảo hiểm;
b) Kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại hình bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, sức khỏe.
2. Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm và môi giới bảo hiểm.
3. Nguyên tắc, trách nhiệm, đạo đức hành nghề môi giới bảo hiểm.
4. Kỹ năng và thực hành hành nghề môi giới bảo hiểm.
Nội dung đào tạo chứng chỉ môi giới bảo hiểm sẽ phải đáp ứng đầy đủ hết cả 4 yếu tố này.
Nội dung đào tạo chứng chỉ bảo hiểm gồm gì?
Theo quy định Điều 11 Thông tư 69/2022/TT-BTC quy định về nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm như sau:
1. Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo các nội dung sau:
a) Pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm và phụ trợ bảo hiểm;
b) Nguyên lý cơ bản về bảo hiểm;
c) Kiến thức về nghiệp vụ bảo hiểm;
d) Quy trình thực hiện các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.
2. Các nội dung đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này tương ứng với loại hình bảo hiểm, nghiệp vụ bảo hiểm của từng loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Cơ sở đào tạo về bảo hiểm trong nước sẽ tiến hành đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm theo 04 nội dung nêu trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Các mức tăng lương hưu từ nay đến ngày 01/7/2025?
- Từ 1/1/2025, bài kiểm tra phục hồi điểm Giấy phép lái xe có câu điểm liệt không?
- Tăng lương hưu cán bộ công chức viên chức thêm được bao nhiêu tiền? Đã chốt tăng lương hưu 2025 của CBCC viên chức chưa?
- Đối tượng nào được khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản?