Nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục hợp tác quốc tế trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố như thế nào?
- Theo quy định, nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục hợp tác quốc tế trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố như thế nào?
- Việc yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như thế nào?
- Giải quyết yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của nước ngoài trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như thế nào?
- Thực hiện chế độ báo cáo trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như thế nào?
Theo quy định, nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục hợp tác quốc tế trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố như thế nào?
Tại Điều 78 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục hợp tác quốc tế trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát; phạm vi, trình tự, thủ tục hợp tác quốc tế trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, pháp luật về tương trợ tư pháp, quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan, Quy chế này và quy định khác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục hợp tác quốc tế trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố sẽ thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, pháp luật về tương trợ tư pháp, quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan, Quy chế này và quy định khác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Theo quy định, nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục hợp tác quốc tế trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như thế nào?
Tại Điều 79 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về việc yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như sau:
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nếu thấy cần thiết, Viện kiểm sát đang thụ lý vụ án tự mình hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra lập hồ sơ ủy thác tư pháp về hình sự, chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đề nghị thực hiện.
Hồ sơ ủy thác tư pháp gửi đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự) để kiểm tra tính hợp lệ và xem xét, quyết định việc chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để thực hiện.
Trên đây là quy định yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố.
Giải quyết yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của nước ngoài trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như thế nào?
Tại Điều 80 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về giải quyết yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của nước ngoài trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như sau:
1. Yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của nước ngoài được chuyển đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự) để kiểm tra tính hợp lệ và xem xét quyết định việc thực hiện, từ chối hoặc hoãn thực hiện. Trường hợp quyết định việc thực hiện, Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự chuyển yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của nước ngoài cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền để thực hiện.
2. Trường hợp xét thấy cần thiết, cơ quan thực hiện tương trợ tư pháp hình sự đề nghị nước ngoài bổ sung hoặc làm rõ thông tin liên quan đến yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự. Văn bản đề nghị bổ sung hoặc làm rõ thông tin và kết quả trả lời được gửi đến Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự).
3. Cơ quan thực hiện yêu cầu chuyển kết quả tương trợ tư pháp hình sự cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự) để làm thủ tục chuyển cho nước ngoài.
Theo đó, việc giải quyết yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự của nước ngoài trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố được thực hiện như trên.
Thực hiện chế độ báo cáo trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như thế nào?
Tại Điều 81 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về thực hiện chế độ báo cáo trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như sau:
1. Trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố, Kiểm sát viên phải thực hiện việc báo cáo thường kỳ ít nhất 01 tháng/lần, đề xuất việc giải quyết vụ án, vụ việc với lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để xem xét chỉ đạo.
Khi có vấn đề phát sinh hoặc xét thấy cần thiết trong quá trình giải quyết vụ án, vụ việc hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện thì Kiểm sát viên thụ lý vụ án thực hiện việc báo cáo đột xuất đối với vụ án, vụ việc.
Đối với các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Ban Nội chính Trung ương, Thường trực Thành ủy, Tỉnh ủy, Ban Nội chính Thành ủy, Tỉnh ủy theo dõi, chỉ đạo; các vụ án, vụ việc xâm phạm an ninh quốc gia; các vụ án có bị can, bị cáo là người có uy tín, ảnh hưởng lớn trong tôn giáo, trong dân tộc ít người, là nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ có danh tiếng lớn; các vụ án có yếu tố nước ngoài mà khi xử lý có tác động đến chính trị, đối ngoại và các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp khác mà dư luận xã hội quan tâm thì Kiểm sát viên phải thường xuyên báo cáo việc giải quyết vụ án, vụ việc với lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để kịp thời chỉ đạo.
2. Kiểm sát viên phải báo cáo trung thực, chính xác, đầy đủ nội dung vụ án, vụ việc, tiến độ giải quyết và đề xuất quan điểm xử lý. Báo cáo của Kiểm sát viên phải bằng văn bản và theo Mẫu quy định tại Phụ lục B ban hành kèm theo Quy chế này.
3. Lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải thường xuyên rà soát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chế độ báo cáo của Kiểm sát viên.
Trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố, Kiểm sát viên phải thực hiện việc báo cáo thường kỳ ít nhất 01 tháng/lần, đề xuất việc giải quyết vụ án, vụ việc với lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để xem xét chỉ đạo.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?