Khi nào thì chốt số liệu báo cáo kết quả gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng?
- Thời gian chốt số liệu báo cáo kết quả gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng là khi nào?
- Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo kết quả gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng được quy định như thế nào?
- Mẫu đề cương, biểu mẫu số liệu báo cáo được quy định như thế nào?
Thời gian chốt số liệu báo cáo kết quả gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng là khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 01/2020/TT-VPCP quy định về thời gian chốt số liệu báo cáo kết quả gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng như sau:
Báo cáo kết quả gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng
...
3. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Theo quy định tại các khoản 2 và 4 Điều 12 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 12 Nghị định 09/2019/NĐ-CP có quy định thì:
Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ hằng quý: Tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo.
Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ hằng năm: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Theo đó, thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ hằng quý: Tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo. Thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ hằng năm: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Thời gian chốt số liệu báo cáo kết quả gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng là khi nào? (Hình từ Internet)
Nội dung yêu cầu báo cáo kết quả gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2020/TT-VPCP quy định về nội dung yêu cầu báo cáo và tần suất thực hiện báo cáo kết quả gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng như sau:
Báo cáo kết quả gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng
1. Nội dung yêu cầu báo cáo: Số lượng văn bản điện tử gửi, nhận; số lượng đơn vị xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường mạng sử dụng Hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
2. Tần suất thực hiện báo cáo: Quý I, quý II, quý III và hằng năm.
Theo đó, nội dung yêu cầu báo cáo sẽ bao gồm số lượng văn bản điện tử gửi, nhận; số lượng đơn vị xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường mạng sử dụng Hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
Theo đó, nội dung yêu cầu báo cáo: Số lượng văn bản điện tử gửi, nhận; số lượng đơn vị xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường mạng sử dụng Hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo kết quả gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 01/2020/TT-VPCP quy định về đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo kết quả gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng như sau:
Báo cáo kết quả gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng
...
4. Đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, quy trình và thời hạn gửi báo cáo
a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, duyệt báo cáo từ các cơ quan, đơn vị trực thuộc và gửi báo cáo Văn phòng Chính phủ chậm nhất vào ngày 22 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo.
b) Văn phòng Chính phủ tổng hợp báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo Thủ tướng Chính phủ chậm nhất vào ngày 25 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo
Theo đó, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp, duyệt báo cáo từ các cơ quan, đơn vị trực thuộc và gửi báo cáo Văn phòng Chính phủ chậm nhất vào ngày 22 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo.
Văn phòng Chính phủ tổng hợp báo cáo của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi báo cáo Thủ tướng Chính phủ chậm nhất vào ngày 25 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo.
Mẫu đề cương, biểu mẫu số liệu báo cáo được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Thông tư 01/2020/TT-VPCP quy định về mẫu đề cương, biểu mẫu số liệu báo cáo như sau:
Báo cáo kết quả gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng
...
5. Mẫu đề cương, biểu mẫu số liệu báo cáo: Theo hướng dẫn tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.
Theo đó, mẫu đề cương, biểu mẫu số liệu báo cáo sẽ được thực hiện theo các mẫu hướng dẫn tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư 01/2020/TT-VPCP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?
- Người giữ chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã bị đình chỉ công tác có được tính hưởng phụ cấp thâm niên không?
- Cá nhân là thành viên hợp tác xã được phân phối lợi nhuận thì tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
- Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục bao gồm gì?
- Tài sản bị cưỡng chế khi thu hồi đất mà chủ tài sản không đến nhận thì xử lý như thế nào?