Có các chế độ báo cáo định kỳ nào thuộc phạm vi chức năng quản lý của Văn phòng Chính phủ?
Hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2020/TT-VPCP quy định về giải thích từ ngữ, như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.Hệ thống thông tin báo cáo của Vãn phòng Chính phủ (sau đây gọi là Hệ thống) là Hệ thống thông tin thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu báo cáo, cung cấp số liệu để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Văn phòng Chính phủ và cung cấp số liệu theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
Theo đó, hệ thống thông tin báo cáo của Vãn phòng Chính phủ (sau đây gọi là Hệ thống) là Hệ thống thông tin thu thập, tổng hợp, phân tích số liệu báo cáo, cung cấp số liệu để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Văn phòng Chính phủ và cung cấp số liệu theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.
Có các chế độ báo cáo định kỳ nào thuộc phạm vi chức năng quản lý của Văn phòng Chính phủ? (Hình từ Internet)
Có các chế độ báo cáo định kỳ nào thuộc phạm vi chức năng quản lý của Văn phòng Chính phủ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2020/TT-VPCP quy định về các chế độ báo cáo định kỳ nào thuộc phạm vi chức năng quản lý của Văn phòng Chính phủ như sau:
Các chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Văn phòng Chính phủ
1. Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo Khoản 3 Điều 48 Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ.
2. Báo cáo công tác kiểm soát thủ tục hành chính, triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung), Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
3. Báo cáo về tổ chức các cuộc họp theo Quyết định số 45/2018/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước.
4. Báo cáo kết quả gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng theo Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước và các quy định liên quan.
5. Báo cáo kết quả chuẩn hóa, điện tử hóa chế độ báo cáo, triển khai Hệ thống thông tin báo cáo của bộ, cơ quan, địa phương theo Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước.
6. Báo cáo tình hình tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về Công báo theo Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Theo đó, trong phạm vi chức năng của Văn phòng chính phủ có các chế độ báo cáo bao gồm:
- Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Báo cáo công tác kiểm soát thủ tục hành chính, triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử
- Báo cáo về tổ chức các cuộc họp
- Báo cáo kết quả gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng
- Báo cáo kết quả chuẩn hóa, điện tử hóa chế độ báo cáo
- Báo cáo tình hình tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về Công báo.
Cơ quan gửi báo cáo, cơ quan nhận báo cáo có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2020/TT-VPCP, Điều 5 Thông tư 01/2020/TT-VPCP quy định về lần lượt về yêu cầu đối với cơ quan gửi báo cáo và cơ quan nhận báo cáo như sau:
Điều 4. Đối với cơ quan gửi báo cáo
- Thu thập, tổng hợp, cập nhật thông tin, số liệu báo cáo bảo đảm tính đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn theo yêu cầu.
- Kịp thời điều chỉnh, bổ sung thông tin, số liệu theo yêu cầu trong trường hợp cơ quan nhận báo cáo trả lại trên Hệ thống.
Điều 5. Đối với cơ quan nhận báo cáo
- Kiểm tra, tổng hợp thông tin, số liệu từ các báo cáo gửi đến, duyệt và báo cáo cấp có thẩm quyền.
- Kịp thời trả lại và yêu cầu cơ quan gửi báo cáo điều chỉnh, bổ sung đối với những báo cáo không bảo đảm tính đầy đủ, chính xác.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Thời gian sử dụng điện trong ngày được phân loại theo giờ như thế nào?
- AFTA là tên viết tắt của tổ chức nào? Việt Nam tham gia AFTA vào năm nào?
- 05 bước làm sạch dữ liệu để cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp HTX 2024?
- 01 năm bao nhiêu cái Tết? Tết Nguyên đán có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?