Giáo viên mầm non lợi dụng công việc chăm sóc trẻ em để thực hiện hành vi dâm ô sẽ bị xử lý hình sự như thế nào?
Giáo viên mầm non lợi dụng công việc chăm sóc trẻ em để thực hiện hành vi dâm ô sẽ bị xử lý hình sự như thế nào?
Tại Điều 146 Bộ luật hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi như sau:
Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trong trường hợp trên giáo viên mầm non là người có trách nhiệm giáo dục trẻ em, nếu giáo viên có hành vi như trên thì có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, hình phạt cụ thể sẽ do tòa án quyết định tùy vào tính chất, mức độ và hành vi phạm tội.
Giáo viên mầm non lợi dụng công việc chăm sóc trẻ em để thực hiện hành vi dâm ô sẽ bị xử lý hình sự như nào? (Hình từ Internet)
Dâm ô với trẻ em mầm non có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về trật tự công cộng như sau:
...
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;
c) Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm cấm, khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh;
d) Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Sàm sỡ, quấy rối tình dục;
e) Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng;
g) Thực hiện thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có chủng loại hoặc chất lượng không phù hợp với loại sản phẩm đã đăng ký theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
h) Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ phóng, bắn, thả từ trên không các loại vật, chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại khi không được phép.
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ quay phim, chụp ảnh từ trên không khi không được phép.
7. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ không đúng nội dung trong phép bay do cơ quan có thẩm quyền cấp.
8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ nhưng không chấp hành các lệnh, hiệu lệnh của cơ quan quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay.
9. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ khi chưa có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp.
10. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ khi chưa có phép bay do cơ quan có thẩm quyền cấp.
11. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ cản trở hoặc gây mất an toàn cho các phương tiện bay khác.
12. Các hành vi vi phạm hành chính về giữ gìn vệ sinh chung được xử lý, xử phạt theo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép của cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm h và i khoản 3 và khoản 9 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng phép bay từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 11 Điều này;
d) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c, e và g khoản 4 Điều này.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm l khoản 2 và điểm e khoản 4 Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm i khoản 4 Điều này;
c) Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, các điểm d và đ khoản 5 Điều này trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu;
d) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 5 Điều này;
đ) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều này.
Cá nhân có hành vi dâm ô với trẻ em mầm non nhưng chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra, buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm.
Những trường hợp có hành vi dâm ô với trẻ em mầm non nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP có quy định về những trường hợp có hành vi dâm ô nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
1. Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật Hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi; giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non...);
b) Người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước...).
Những trường hợp trên sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội dâm ô người dưới 16 tuổi.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tỉnh Hải Dương có bao nhiêu thành phố, thị xã và huyện? Tỉnh Hải Dương giáp tỉnh nào?
- 1 tháng 12 năm 2024 là ngày gì, thứ mấy? 1/12/2024 là ngày bao nhiêu âm? Nguyên tắc của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm là gì?
- Đề ôn thi học kì 1 Toán 12 chương trình mới có đáp án trắc nghiệm cập nhật năm 2024-2025?
- Thời gian tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thông báo công khai ở đâu?
- Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em có cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích là bao nhiêu?