Nhiệm vụ về công tác xây dựng pháp luật của Bộ Tư pháp là gì?
Về công tác xây dựng pháp luật Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định 98/2022/NĐ-CP quy định về công tác xây dựng pháp luật Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
5. Về công tác xây dựng pháp luật:a) Trình Chính phủ dự thảo chiến lược, đề án xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật;
b) Thẩm định, tham gia xây dựng, góp ý đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh do Chính phủ trình và đề nghị xây dựng nghị định; lập đề nghị của Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đối với các vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ; dự kiến cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp soạn thảo dự án luật, pháp lệnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Thẩm định, tham gia xây dựng, góp ý dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cho ý kiến đối với đề nghị áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình và ý kiến của Chính phủ đối với kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật; chuẩn bị ý kiến của Chính phủ đối với dự án luật, pháp lệnh không do Chính phủ trình theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ;
đ) Lập danh mục văn bản quy định chi tiết luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định; thông báo cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) về danh mục các nội dung giao cho địa phương quy định chi tiết;
e) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác xây dựng pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp trong xây dựng pháp luật gồm trình Chính phủ dự thảo chiến lược, đề án xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tổ chức thi hành pháp luật; thẩm định, tham gia chủ trì, xây dựng pháp luật, các dự án dự thảo; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác xây dựng pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ về công tác xây dựng pháp luật của Bộ Tư pháp là gì? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở là gì?
Tại Khoản 7 Điều 2 Nghị định 98/2022/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
7. Về phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương; công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở; hướng dẫn nghiệp vụ về hòa giải ở cơ sở.
Trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở, Bộ Tư pháp có các nhiệm vụ và quyền hạn như:
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương; công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo, hướng dẫn việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở; hướng dẫn nghiệp vụ về hòa giải ở cơ sở.
Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật như thế nào?
Tại Khoản 9 Điều 2 Nghị định 98/2022/NĐ-CP quy định Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
9. Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:
a) Giúp Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành; kiến nghị xử lý đối với các văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp có các nhiệm vụ và quyền hạn như:
- Giúp Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành; kiến nghị xử lý đối với các văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ ngày 1/1/2025, Trung tâm Y tế huyện sẽ có 20 khoa chuyên môn?
- Tăng lương hưu 2025 lên bao nhiêu phần trăm?
- Cẩm nang Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến cung cấp mấy nhóm kỹ năng chính?
- Hướng phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhất năm 2024?
- Đáp án Bài tự luận cuộc thi An toàn giao thông nụ cười ngày mai cấp THCS năm 2024?