Theo quy định, nguyên tắc tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra Chính phủ như thế nào?

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra Chính phủ? Các hành vi bị nghiêm cấm trong tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ?  Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra Chính phủ?

Tại Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 465/QĐ-TTCP năm 2022 có quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra như sau:

1. Tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra tuân thủ các quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra và Thông tư số 06/2021/TT-TTCP ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra (sau đây viết tắt là Thông tư số 06/2021/TT-TTCP) và các quy định tại Quy chế này.
2. Khi tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công, Tổng Thanh tra Chính phủ; các thành viên Đoàn Thanh tra phải chấp hành chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn thanh tra, Phó trưởng đoàn, Tổ trưởng thanh tra (nếu có).
3. Việc tiến hành thanh tra phải đúng nội dung, phạm vi, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra theo Quyết định thanh tra, Kế hoạch tiến hành thanh tra và theo chỉ đạo của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công, Tổng Thanh tra Chính phủ.

Theo đó, nguyên tắc tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra như sau:

- Tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra tuân thủ các quy định của Luật Thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra và Thông tư số 06/2021/TT-TTCP ngày 01 tháng 10 năm 2021 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra (sau đây viết tắt là Thông tư số 06/2021/TT-TTCP) và các quy định tại Quy chế này.

- Khi tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công, Tổng Thanh tra Chính phủ; các thành viên Đoàn Thanh tra phải chấp hành chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn thanh tra, Phó trưởng đoàn, Tổ trưởng thanh tra (nếu có).

Theo quy định, nguyên tắc tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra Chính phủ như thế nào?

Theo quy định, nguyên tắc tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra Chính phủ như thế nào? (Hình từ Internet)

Các hành vi bị nghiêm cấm trong tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ?

Tại Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 465/QĐ-TTCP năm 2022 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ như sau:

1. Đề xuất, tham mưu, quyết định cử người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia Đoàn thanh tra.
2. Tiết lộ thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung, kết quả làm việc của Đoàn thanh tra, Báo cáo kết quả thanh tra của thành viên và Đoàn thanh tra, dự thảo Kết luận thanh tra; ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thủ tướng Chính phủ về cuộc thanh tra cho các tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết.
3. Thanh tra vượt thẩm quyền, ngoài phạm vi, đối tượng, nội dung theo Quyết định thanh tra; bỏ lọt, bỏ sót, bỏ qua nội dung thanh tra trong Kế hoạch tiến hành thanh tra được phê duyệt.
4. Báo cáo, tham mưu, đề xuất kết luận sai sự thật, không đầy đủ, không đúng kết quả thanh tra, bao che cho đối tượng thanh tra, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, bỏ lọt, bỏ sót hành vi vi phạm pháp luật; không kiến nghị xử lý đối với hành vi vi phạm đến mức phải xử lý, không kiến nghị chuyển vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự sang cơ quan điều tra; sử dụng Dự thảo Kết luận thanh tra để đe dọa đối tượng thanh tra.
5. Cản trở, gây khó khăn đối với việc giám sát, chỉ đạo, điều hành hoạt động Đoàn thanh tra; biết mà không báo cáo, phản ánh, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra.
6. Tự ý tiếp xúc với đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến nội dung thanh tra khi chưa được giao nhiệm vụ.
7. Làm mất, hư hỏng, tiêu hủy hoặc làm sai lệch hồ sơ, tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình thanh tra; sử dụng trái quy định hoặc biển thủ hồ sơ, tài liệu, hiện vật liên quan đến cuộc thanh tra.
8. Nhận tiền, quà, tài sản; tổ chức, tham gia giao lưu, ăn uống với đối tượng thanh tra dưới mọi hình thức.
9. Sử dụng rượu, bia trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa các ngày làm việc; có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, sách nhiễu, phát ngôn thiếu chuẩn mực khi làm việc với đối tượng thanh tra.
10. Sử dụng phương tiện, tài sản của đối tượng thanh tra vào việc riêng.
11. Vi phạm quy định những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm; vi phạm quy định về kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác thanh tra; vi phạm nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh tra; vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra.
12. Các hành vi khác theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm trong tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ bao gồm:

- Đề xuất, tham mưu, quyết định cử người không đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham gia Đoàn thanh tra.

- Tiết lộ thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung, kết quả làm việc của Đoàn thanh tra, Báo cáo kết quả thanh tra của thành viên và Đoàn thanh tra, dự thảo Kết luận thanh tra; ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Thủ tướng Chính phủ về cuộc thanh tra cho các tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết.

- Thanh tra vượt thẩm quyền, ngoài phạm vi, đối tượng, nội dung theo Quyết định thanh tra; bỏ lọt, bỏ sót, bỏ qua nội dung thanh tra trong Kế hoạch tiến hành thanh tra được phê duyệt và các hành vi khác đã được nêu trên.

Trình tự ban hành Quyết định thanh tra, phê duyệt Kế hoạch tiến hành thanh tra của Thanh tra Chính phủ?

Tại Điều 4 Quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 465/QĐ-TTCP năm 2022 có quy định về trình tự ban hành Quyết định thanh tra, phê duyệt Kế hoạch tiến hành thanh tra của Thanh tra Chính phủ như sau:

1. Căn cứ Kế hoạch thanh tra hoặc nhiệm vụ thanh tra được giao, Thủ trưởng đơn vị chủ trì chỉ đạo việc thu thập thông tin, tài liệu, xây dựng dự thảo Quyết định thanh tra, tham gia ý kiến vào dự thảo Kế hoạch tiến hành thanh tra.
Dự thảo Quyết định thanh tra phải nêu rõ căn cứ, nội dung, đối tượng, phạm vi, thời kỳ, thời hạn thanh tra; cơ cấu tổ chức Đoàn thanh tra; nhiệm vụ của Đoàn thanh tra; trách nhiệm thực hiện Quyết định thanh tra.
2. Thủ trưởng đơn vị chủ trì báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công về dự thảo Quyết định thanh tra; tham gia ý kiến về dự thảo Kế hoạch tiến hành thanh tra; tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công để hoàn thiện dự thảo Quyết định thanh tra, chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra hoàn thiện dự thảo Kế hoạch tiến hành thanh tra.
Dự thảo Kế hoạch tiến hành thanh tra phải nêu rõ mục đích, yêu cầu; nội dung, đối tượng, phạm vi, thời kỳ, thời hạn thanh tra; phương pháp tiến hành thanh tra; tiến độ thực hiện, chế độ thông tin báo cáo; phân công nhiệm vụ thành viên Đoàn thanh tra; kinh phí, phương tiện và những vấn đề khác liên quan đến việc tổ chức cuộc thanh tra.
3. Thủ trưởng đơn vị chủ trì lập Phiếu trình kèm theo dự thảo Quyết định thanh tra, dự thảo Kế hoạch tiến hành thanh tra, Báo cáo kết quả nắm tình hình (nếu có). Phiếu trình được lập theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quy chế này.
Thủ trưởng đơn vị chủ trì có trách nhiệm gửi lấy ý kiến của Vụ Kế hoạch - Tổng hợp về nội dung, phạm vi, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra; lấy ý kiến của Vụ Tổ chức cán bộ về nhân sự tham gia Đoàn thanh tra.
Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Phiếu trình kèm theo dự thảo Quyết định thanh tra và dự thảo Kế hoạch tiến hành thanh tra, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tổng hợp có ý kiến về nội dung, phạm vi, đối tượng, thời kỳ, thời hạn thanh tra; Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có ý kiến về nhân sự của Đoàn thanh tra vào Phiếu trình.
Trường hợp Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tổng hợp, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có ý kiến khác thì cùng với Thủ trưởng đơn vị chủ trì báo cáo Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ xem xét, phê duyệt.
4. Chậm nhất là 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Thủ trưởng đơn vị chủ trì hoàn thiện dự thảo Quyết định thanh tra, chỉ đạo Trưởng đoàn thanh tra hoàn thiện dự thảo Kế hoạch tiến hành thanh tra, trình Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công ký Phiếu trình, trình Tổng Thanh tra Chính phủ xem xét, phê duyệt.
5. Sau khi được Tổng Thanh tra Chính phủ phê duyệt, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ được phân công ký ban hành Quyết định thanh tra và phê duyệt Kế hoạch tiến hành thanh tra.

Trân trọng!

Thanh tra Chính phủ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thanh tra Chính phủ
Hỏi đáp Pháp luật
14 nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Chính Phủ về hoạt động thanh tra năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thanh tra Chính phủ là cơ quan gì? Chức năng của Thanh tra Chính phủ từ ngày 01/12/2023 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cơ quan thanh tra Chính phủ là bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn tạm dừng cuộc thanh tra trong trường hợp đối tượng thanh tra đề nghị tạm dừng cuộc thanh tra có lý do chính đáng là bao lâu?
Hỏi đáp pháp luật
Theo quy định, nguyên tắc tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra Chính phủ như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Theo quy định, việc đề xuất người tham gia Đoàn thanh tra trong Thanh tra Chính phủ được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Theo quy định, chế độ làm việc của Đoàn thanh tra Chính phủ được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Theo quy định, trách nhiệm của Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ trong tổ chức và hoạt động Đoàn thanh tra được quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ trong công tác phòng, chống tham nhũng
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về cờ thi đua của Thanh tra Chính phủ trong công tác thi đua khen thưởng ngành Thanh tra
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thanh tra Chính phủ
Huỳnh Minh Hân
895 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thanh tra Chính phủ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thanh tra Chính phủ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào