Thực hiện các chương trình phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể văn hóa Việt Nam có mức chi như thế nào?

Mức chi thực hiện các chương trình phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể văn hóa Việt Nam như thế nào? Mức chi thực hiện xây dựng các chương trình đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chuyên môn và quản lý di sản văn hóa? Mức chi thuê người phiên dịch tiếng dân tộc kiêm dẫn đường phục vụ thu thập thông tin di sản văn hóa? Nhờ tư vấn giúp tôi theo quy định mới nhất của luật.

Mức chi thực hiện các chương trình phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể văn hóa Việt Nam như thế nào?

Tại Khoản 5 Điều 6 Thông tư 71/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ 08/01/2023) quy định mức chi thực hiện các chương trình phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể văn hóa Việt Nam như sau:

Chi thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ, kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu có giá trị tiêu biểu, bao gồm:
a) Xây dựng các báo cáo thực hiện cam kết của Chính phủ, bao gồm Báo cáo định kỳ của Quốc gia, Báo cáo tình trạng di sản về các Chương trình, Công ước của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể và di sản tư liệu; xây dựng các Đề án, dự án, chương trình, kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu sau khi được ghi danh cấp quốc gia và khu vực quốc tế (UNESCO ghi danh): Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN về báo cáo khoa học phục vụ hoạt động nghiên cứu;
b) Tổng kiểm kê quốc gia, xây dựng danh mục các di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu theo địa giới hành chính và theo tộc người: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia và Thông tư số 37/2022/TT-BTC ngày 22 tháng 6 năm 2022 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 3 và Mẫu số 01 kèm theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia;
c) Sưu tầm, xác định danh mục các di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu tiêu biểu quốc gia đặc biệt quan trọng và cần được lưu giữ, phát huy giá trị (bao gồm tập huấn về sưu tầm, tư liệu hóa di sản, phỏng vấn, điều tra, quay phim, chụp ảnh, lập bản đồ, báo cáo khoa học, trình diễn, trưng bày kết quả sưu tầm, đánh giá kết quả sưu tầm): Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC; đối với hoạt động lập báo cáo khoa học thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN;
d) Xây dựng Hồ sơ khoa học các di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu có giá trị tiêu biểu hoặc các di sản có nguy cơ mai một, cần được bảo vệ khẩn cấp để ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, di sản tư liệu quốc gia, di sản thế giới, ưu tiên đối với di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu của cộng đồng khu vực biên giới, hải đảo: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN;
đ) Hỗ trợ đối với nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể trong việc trực tiếp phổ biến, lưu truyền, truyền dạy những người kế cận, tham gia các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể: Thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Thông tư số 15/2022/TT-BTC;
e) Tổ chức các lớp truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng: Thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Thông tư số 15/2022/TT-BTC.

Chi thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ, kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể, di sản tư liệu có giá trị tiêu biểu được quy định cụ thể ở trên.

Thực hiện các chương trình phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể văn hóa Việt Nam có mức chi như thế nào?

Thực hiện các chương trình phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể văn hóa Việt Nam có mức chi như thế nào? (Hình từ Internet)

Mức chi thực hiện xây dựng các chương trình đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chuyên môn và quản lý di sản văn hóa?

Tại Khoản 6 Điều 6 Thông tư 71/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ 08/01/2023) quy định mức chi chi thực hiện xây dựng các chương trình đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chuyên môn và quản lý di sản văn hóa như sau:

Chi thực hiện xây dựng các chương trình, dự án, nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chuyên môn và quản lý ở lĩnh vực bảo tàng, di tích, di sản văn hóa phi vật thể và di sản tư liệu (trưng bày, thuyết minh, bảo quản, tu bổ, phục chế, thực hành, trao truyền): Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN.

Mức chi thuê người phiên dịch tiếng dân tộc kiêm dẫn đường phục vụ thu thập thông tin di sản văn hóa?

Tại Khoản 7 Điều 6 Thông tư 71/2022/TT-BTC (có hiệu lực từ 08/01/2023) quy định mức chi thuê người phiên dịch tiếng dân tộc kiêm dẫn đường phục vụ thu thập thông tin di sản văn hóa như sau:

Chi thuê người phiên dịch tiếng dân tộc kiêm dẫn đường hoặc người dẫn đường không phải phiên dịch trong các cuộc điền dã, điều tra, khảo sát sưu tầm hiện vật, phỏng vấn nhân chứng lịch sử phục vụ thu thập thông tin hiện vật, trưng bày, triển lãm: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Di sản văn hóa phi vật thể
689 lượt xem
Di sản văn hóa phi vật thể
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Di sản văn hóa phi vật thể
Hỏi đáp Pháp luật
Tháp Nghinh Phong ở tỉnh nào? Hành vi nào là hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân loại di sản văn hóa phi vật thể theo TCVN 10382:2014?
Hỏi đáp Pháp luật
Truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể là gì? Quy định về tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể là hoạt động như thế nào? Nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện nhằm mục đích gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 22/8/2024, Lễ hội Chá Mùn của người Thái tỉnh Thanh Hóa trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Sản phẩm và báo cáo về tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể do cá nhân thực hiện có thể được số hóa không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ninh Bình có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là gì? Những hành vi nào được xem là gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa phi vật thể?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc phục hồi di sản văn hóa phi vật thể là gì? Phục hồi di sản văn hóa phi vật thể có các loại đề án nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Sửa đổi thủ tục cấp phép nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/6/2024, thời gian kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Di sản văn hóa phi vật thể có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Di sản văn hóa phi vật thể

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di sản văn hóa phi vật thể

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào