Mỗi Ủy ban nhân dân cấp xã có mức thu phí chứng thực bản sao từ bản chính khác nhau phải không?
Mức thu phí chứng thực bản sao từ bản chính ở mỗi Ủy ban nhân dân cấp xã có khác nhau hay không?
Tại Điều 1 Thông tư 226/2016/TT-BTC có quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực như sau:
1. Thông tư này quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực ở cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
2. Thông tư này áp dụng đối với người nộp, tổ chức thu phí chứng thực và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực.
Tại Điều 2 Thông tư 226/2016/TT-BTC có quy định về người nộp phí như sau:
Tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì phải nộp phí chứng thực theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Căn cứ theo quy định hiện hành, mức thu phí chứng thực bản sao từ bản chính ở mỗi Ủy ban nhân dân cấp xã đều có sự giống nhau, mức thu phí chứng thực hiện hành tại các Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ được thực hiện theo Thông tư 226/2016/TT-BTC.
Mỗi Ủy ban nhân dân cấp xã có mức thu phí chứng thực bản sao từ bản chính khác nhau phải không?
Chứng thực một tờ giấy A4 từ bản chính sẽ tốn bao nhiêu tiền?
Tại Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC có quy định về mức thu phí chứng thực như sau:
Mức thu phí chứng thực quy định như sau:
Theo đó, mức phí chứng thực từ bản chính sẽ dựa trên số trang chứng thực. Nếu chứng thực 01 trang của tờ giấy A4 thì mức phí là 2.000 đồng. Nếu chứng tự 02 trang của tờ giấy A4 thì mức phí là 4.000 đồng.
Việc kê khai, nộp phí, quản lý và sử dụng phí chứng thực sẽ được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 6 Thông tư 226/2016/TT-BTC có quy định về kê khai, nộp phí như sau:
1. Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
2. Tổ chức thu phí thực hiện kê khai, nộp số tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19, khoản 2 Điều 26 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ.
Tại Điều 7 Thông tư 226/2016/TT-BTC có quy định về quản lý và sử dụng phí như sau:
1. Tổ chức thu phí nộp toàn bộ số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Nguồn chi phí trang trải cho thực hiện công việc và thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước.
2. Trường hợp tổ chức thu phí được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ thì được trích lại 50% số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho các nội dung chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ. Nộp 50% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.
Như vậy, việc kê khai, nộp phí, quản lý và sử dụng phí chứng thực sẽ được thực hiện theo quy định trên.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?