Những nội dung trong lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên trình độ sơ cấp là gì?
Nội dung lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên trình độ sơ cấp?
Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Thông tư 32/2021/TT-BLĐTBXH nội dung lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên trình độ sơ cấp như sau:
a) Kiến thức bổ trợ
Kiến thức bổ trợ về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên liên quan trực tiếp đến nghề đào tạo; kiến thức cơ bản về pháp luật giáo dục nghề nghiệp, việc làm sau khi tốt nghiệp đối với người học trình độ sơ cấp; kiến thức cơ bản về nội quy, văn hóa ứng xử, an toàn lao động tại nơi làm việc.
b) Kỹ năng bổ trợ
Kỹ năng học tập; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng quản lý bản thân; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng an toàn, vệ sinh lao động.
c) Ngoài các kiến thức, kỹ năng bổ trợ đã được quy định ở trên, tùy thuộc vào nghề đào tạo và nhu cầu của học sinh, sinh viên mà người đứng đầu các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định nội dung các kiến thức, kỹ năng bổ trợ phù hợp với quy định của Thông tư này.
Tùy thuộc vào nghề đào tạo và nhu cầu của học sinh, sinh viên mà người đứng đầu các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định nội dung các kiến thức, kỹ năng bổ trợ phù hợp với quy định trên.
Những nội dung trong lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên trình độ sơ cấp là gì? (Hình từ Internet)
Nội dung lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên trình độ trung cấp?
Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Thông tư 32/2021/TT-BLĐTBXH nội dung lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên trình độ trung cấp như sau:
a) Kiến thức bổ trợ
Kiến thức bổ trợ thực tế và lý thuyết liên quan đến ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo; kiến thức bổ trợ cần thiết về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp; kiến thức bổ trợ về ngoại ngữ, công nghệ thông tin; kiến thức pháp luật liên quan trực tiếp đến ngành, nghề đào tạo, vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp; kiến thức về kinh doanh và khởi nghiệp.
b) Kỹ năng bổ trợ
Bao gồm kỹ năng bổ trợ ở trình độ sơ cấp và các kỹ năng bổ trợ sau: Kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng sáng tạo; kỹ năng khởi nghiệp; kỹ năng lập kế hoạch và tiến hành công việc; kỹ năng quản lý công việc; kỹ năng quản lý tài chính cá nhân; kỹ năng ra quyết định; kỹ năng giảm sự lo lắng và căng thẳng trong công việc.
c) Ngoài các kiến thức, kỹ năng bổ trợ đã được quy định ở trên, tùy thuộc vào ngành, nghề đào tạo và nhu cầu của học sinh, sinh viên mà hiệu trưởng trường trung cấp, hiệu trưởng trường cao đẳng quyết định nội dung các kiến thức, kỹ năng bổ trợ phù hợp với quy định của Thông tư này.
Căn cứ vào ngành, nghề đào tạo và nhu cầu của học sinh, sinh viên mà hiệu trưởng trường trung cấp, hiệu trưởng trường cao đẳng quyết định nội dung các kiến thức, kỹ năng bổ trợ phù hợp với quy định trên.
Nội dung lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên trình độ cao đẳng?
Căn cứ Khoản 3 Điều 4 Thông tư 32/2021/TT-BLĐTBXH nội dung lồng ghép giáo dục kiến thức, kỹ năng bổ trợ cho học sinh, sinh viên trình độ cao đẳng như sau:
a) Kiến thức bổ trợ
Kiến thức bổ trợ thực tế và lý thuyết liên quan đến ngành, nghề, lĩnh vực đào tạo ở phạm vi rộng; kiến thức bổ trợ cần thiết về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn; kiến thức bổ trợ thực tế về quản lý, nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá các quá trình thực hiện trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo; kiến thức bổ trợ về ngoại ngữ, công nghệ thông tin; kiến thức pháp luật liên quan trực tiếp đến ngành, nghề đào tạo, vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp; kiến thức về kinh doanh và khởi nghiệp.
b) Kỹ năng bổ trợ
Bao gồm kỹ năng bổ trợ ở trình độ trung cấp và các kỹ năng bổ trợ sau: Kỹ năng thuyết trình; kỹ năng đàm phán; kỹ năng định hướng và phát triển nghề nghiệp; kỹ năng lãnh đạo; kỹ năng quản lý điều hành; kỹ năng xây dựng đội ngũ vững mạnh; kỹ năng quản lý và giải quyết xung đột; kỹ năng nghiên cứu khoa học, công nghệ; kỹ năng làm việc trong môi trường áp lực.
c) Ngoài các kiến thức, kỹ năng bổ trợ đã được quy định ở trên, tùy thuộc vào ngành, nghề đào tạo và nhu cầu của sinh viên mà hiệu trưởng trường cao đẳng quyết định nội dung các kiến thức, kỹ năng bổ trợ phù hợp với quy định của Thông tư này.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo dục nghề nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?