Xác định Tòa án giải quyết như thế nào với vụ án ly hôn có tranh chấp về bất động sản?
Tòa án giải quyết với vụ án ly hôn có tranh chấp bất động sản được xác định như nào?
Trường hợp vụ án tranh chấp chia tài sản là bất động sản sau khi ly hôn mà nơi cư trú của bị đơn và nơi có bất động sản tranh chấp khác nhau thì Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết?
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp chia tài sản sau khi ly hôn là tranh chấp về hôn nhân và gia đình.
Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì:
Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này.
Trường hợp này, quan hệ hôn nhân chấm dứt do vợ chồng đã ly hôn, nhưng tranh chấp tài sản sau ly hôn vẫn là tranh chấp hôn nhân và gia đình theo quy định tại Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Nên căn cứ các quy định nêu trên thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết.
Tranh chấp bất động sản thì Tòa án nơi nào giải quyết?
Tranh chấp bất động sản thì Tòa án nơi nào giải quyết? Hiện cậu tôi đang gặp một tranh chấp liên quan tới bất động sản. Số là cậu tôi mua đất ham rẻ nên mua đất không có sổ đỏ, bây giờ xuất hiện người cầm sổ đỏ tới nói đó là đất của họ. Cho tôi hỏi, nếu cậu tôi muốn thưa kiện thì phải làm đơn ở Tòa án nào ạ?
Trả lời:
Theo đó, thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ trong trường hợp đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết (Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Thẩm quyền của tòa án chia di sản thừa kế là bất động sản?
Ông A kết hôn với bà B cư trú tại huyện T, sinh được 2 người con là C, D đã trưởng thành. Tài sản của ông bà gồm một ngôi nhà và một thửa đất được thừa kế chung. Anh C đã lập gia đình có 1 con chung là G và 1 con riêng là H. Đến tháng 7/2019 anh C qua đời, tháng 12/2019 ông A qua đời không để lại di chúc. Đến tháng 02/2020 gia đình bà B yêu cầu Tòa án nhân dân huyện Q chia tài sản thừa kế của ông A. Hỏi: Tòa án nhân dân huyện Q có thẩm quyền chia tài sản thừa kế của ông A không? Vì sao? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập. Chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Do bạn không nêu rõ ngôi nhà và thửa đất ông A để lại nằm ở huyện nào nên Ban biên tập chỉ tư vấn chung cho bạn như sau:
Đầu tiên, căn cứ Khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì đây là tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Đồng thời, Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Về phạm vi lãnh thổ thì Điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Như vậy, việc chia thừa kế nếu có tranh chấp sẽ được giải quyết tại Tòa án nhân dân huyện nơi có nhà đất.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?